(GLO)-Bản tin hôm nay có những nội dung chính sau: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho Đại hội Đảng cấp cơ sở; Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; Nhà leo núi Nguyễn Quốc Nhật Minh được tiếp sức trước giờ G; Hàng chục cán bộ, công chức trong tỉnh vi phạm nồng độ cồn…
(GLO)- Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa có Báo cáo số 105/BC-TTr về kết quả kiểm tra, rà soát quá trình cổ phần hóa của Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai. Kết quả kiểm tra xác định, trong quá trình cổ phần hóa, Công ty đã gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước với số tiền hơn 26 tỷ đồng.
(GLO)- Đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của SCIC là tiếp tục tập trung triển khai nhiệm vụ tiếp nhận, cổ phần hóa, tái cơ cấu, bán vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn, thực hiện tốt và có hiệu quả vai trò là định chế, công cụ của Chính phủ để hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại, sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước...
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối, quan điểm, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển về tư duy, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tính khái quát cao, là kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn dân tộc, vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta về phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Theo kế hoạch còn 89 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa và 250 doanh nghiệp chưa thực hiện thoái vốn tính đến hết năm 2020. Việc cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước còn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra.
(GLO)- Ngày 15-8, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 1139/UBND-KTTH về việc chuyển hồ sơ vụ việc ông Võ Ngọc Hiếu-nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh.
Chia sẻ tại hội thảo về cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới đây, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, việc quản lý, sử dụng nhiều đất và chưa có cách hiểu thống nhất trong áp dụng văn bản pháp luật liên quan đến giá đất tính trong giá trị DN CPH đang tạo ra khó khăn cho DN.
Bộ Tài chính cho biết, một trong những nguyên nhân khiến thoái vốn chậm bởi ở các doanh nghiệp nhà nước còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn vướng mắc để chậm hoặc không thực hiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn.
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến thông tin chuyên đề, cập nhật tình hình triển khai, tổ chức thực hiện NQTW 5, khóa XII “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN“ (Nghị quyết 12) cho thấy, tốc độ CPH, thoái vốn tại các DNNN đang có xu hướng chậm lại, chưa đúng theo kế hoạch.
Khi thực hiện kiểm toán kết quả xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, tổng tài sản doanh nghiệp cũng như tổng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị định giá thấp hơn khoảng 1.169 tỷ đồng.
Chính phủ vừa công bố danh sách 93 doanh nghiệp lớn với vốn lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng sẽ phải thực hiện cổ phần hóa trong thời gian đến hết năm 2020. Các chuyên gia cho rằng, cùng với gỡ các “nút thắt“ cổ phần hóa, cần có chế tài xử lý nghiêm người đứng đầu cố tình chậm thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.
Liên quan đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, chiều tối ngày 26/8 cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm 5 lãnh đạo của Mobifone, trong đó có Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Nguyên. Vướng vào thương vụ AVG, 6 tháng đầu năm 2019 chứng kiến mức tăng trưởng âm 3% ở mảng viễn thông của Mobifone.
Trong 2 quý đầu năm, mới có 6 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp thuộc danh mục Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ ngành, địa phương.
Thời ông Vũ Văn Ninh còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Đinh La Thăng đang là đương kim Bộ trưởng Bộ GTVT đã cổ phấn hoá, thoái vốn nhà nước ở hàng loạt các Tổng công ty thuộc Bộ GTVT gây ra nhiều sai phạm.
Trong giai đoạn 2011 - 2016, Bộ GTVT luôn được đánh giá là đi đầu về “tốc độ“ tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng bên cạnh thành tích “tốc độ“ thì quá trình cổ phần hóa ở đây cũng để lại nhiều lình xình trong dư luận về sự thất thoát, lãng phí như ở Cảng Quy Nhơn, Tổng Công ty vận tải thủy…
Khi còn đương nhiệm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh là Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp và từng đánh giá cao về cổ phần hoá doanh nghiệp của Bộ GTVT thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng. Tuy nhiên, sau đó không lâu, nhiều sai phạm trong cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT đã bộc lộ và nhiều cái tên đã được đưa ra, đặc biệt là sai phạm trong cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn.
Từ đầu năm 2019 đến nay, chẳng những chưa có thêm doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nào được cổ phần hóa (CPH) , mà còn có hàng chục DN xin lùi kế hoạch. Như vậy, tiến độ cổ phần hóa đang ngày càng xa mục tiêu kế hoạch.
“Việc cổ phần hoá (CPH) DNNN sẽ không đạt được mục tiêu nếu chỉ chạy theo tiến độ theo kiểu đơn giản là “biến hoá“ DNNN thành Công ty cổ phần để thu “tiền“ về bằng cổ phần“.
Báo cáo của Vinalines trước khi tiến hành cổ phần hóa cho thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã lỗ 1.140 tỷ, doanh thu chỉ đạt 533 tỷ đồng.
(GLO)- Thực hiện lộ trình cổ phần hoá tại Công ty nhà nước theo kế hoạch, mới đây, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 142/QĐ-UBND phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai.