Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cô Nguyễn Thị Thu Hương (34 tuổi), giảng viên ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, đã nâng tầm giá trị cho cây bồ ngót bằng việc sản xuất xà phòng thiên nhiên.
Tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu địa phương
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, cô Hương cho biết ý tưởng làm xà phòng đến khá tình cờ. Trong một tiết học hướng dẫn sinh viên thực tập, cô đề cập nội dung có liên quan đến cây bồ ngót. Nhiều sinh viên hứng thú tìm hiểu và đóng góp các ý kiến xung quanh việc khai thác tiềm năng của loại cây này. Trong đó, có nhiều đề xuất hay khiến cô tâm đắc, trăn trở và muốn làm một điều gì đó để tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu phong phú ở địa phương.
 
Sản phẩm xà phòng bồ ngót hoàn chỉnh. Ảnh: Thanh Duy
Sản phẩm xà phòng bồ ngót hoàn chỉnh. Ảnh: Thanh Duy
Quê cô Hương ở xã Hậu Lộc, H.Tam Bình, Vĩnh Long. Theo cô, cây bồ ngót được nhiều người ví là "cây nhà nghèo” vì giá thành rẻ, dễ trồng nên rất phổ biến. Nó không chỉ có mặt trong vườn rau mà nhiều bà con còn trồng quanh hàng rào, cặp mé ao, các lối đi. Từ trước đến nay, vai trò của loại thực dược này hầu như chỉ được biết đến với việc chế biến làm món canh giúp bổ sung dinh dưỡng, nổi bật nhất là công dụng thanh nhiệt, giải độc.
“Tôi muốn tận dụng tính năng bổ sung vitamin, mát da, nhanh làm lành vết thương của cây bồ ngót vào sản phẩm nào đó. Sau khi rà soát thị trường, tôi thấy xu hướng làm xà phòng còn rất mới mẻ lại cần ít vốn, đặc biệt là phù hợp với thị hiếu sử dụng sản phẩm thiên nhiên của người tiêu dùng hiện nay”, cô Hương bộc bạch.
Nhóm nghiên cứu mất hơn 2 tháng để tìm hiểu quy trình làm xà phòng bồ ngót. Ảnh: Thanh Duy
Nhóm nghiên cứu mất hơn 2 tháng để tìm hiểu quy trình làm xà phòng bồ ngót. Ảnh: Thanh Duy
Tham gia cùng cô Hương triển khai ý tưởng này là các bạn sinh viên có cùng niềm đam mê, gồm: Nguyễn Lữ Khôi Minh, Đỗ Chánh Dương, Nguyễn Thị Tú Tú, Nguyễn Kiều Phương. Mất hơn 2 tháng, cô và trò cùng nhau nghiên cứu, sản phẩm từng bước được hoàn thành.
Nâng tầm giá trị cho loài "cây nhà nghèo”
Bồ ngót mang về nhặt phần lá tươi, sau đó đem xay, vắt lấy nước dưỡng chất. Quy trình làm sản phẩm không quá phức tạp nhưng khâu cần nhiều thời gian thử nghiệm là tìm ra tỷ lệ cân bằng giữa tinh chất bồ ngót và phôi xà phòng. Ban đầu, thành phần chia theo tỷ lệ 1:1. Sau nhiều lần nghiên cứu, cô Hương dần tìm ra bí quyết bổ sung dưỡng chất bồ ngót ít hoặc nhiều mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm; qua đó có thể đáp ứng sở thích riêng của nhiều đối tượng người tiêu dùng.
 
Sản phẩm góp phần nâng tầm giá trị của “cây nhà nghèo”. Ảnh: Thanh Duy
Sản phẩm góp phần nâng tầm giá trị của “cây nhà nghèo”. Ảnh: Thanh Duy
“Xà phòng bồ ngót đến tay người tiêu dùng phải đạt tiêu chí giữ được màu xanh tươi của nguyên liệu. Do lá bồ ngót nhạt mùi, hương thơm sản phẩm được bổ sung bằng tinh chất cam, bưởi, bạc hà nhóm tự nghiên cứu. Xà phòng trước khi ra mắt sẽ được kiểm tra nồng độ PH (thông số thể hiện tính axit, trung tính hay kiềm của chất - PV) trong khoảng phù hợp để đảm bảo mang lợi ích tốt cho da”, cô Hương chia sẻ.
Ý tưởng được cô Hương đặt nhiều kỳ vọng vì còn mang ý nghĩa tìm đầu ra cho nhiều nhà vườn trồng bồ ngót. Theo cô Hương, giá 1 kg bồ dao động từ 10.000 - 15.000 đồng, nhiều thời điểm rớt giá chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng. Trong khi đó, 100 gram bồ ngót làm được khoảng 10 bánh xà phòng. Mỗi sản phẩm có thể bán trên thị trường 10.000 đồng, góp phần nâng tầm giá trị của loại cây 'nhà nghèo' này.
“Bồ ngót sau thu hoạch, nếu không tiêu thụ được trong ngày sẽ nhanh giảm chất lượng, mất giá. Khi chuyển sang sản phẩm xà phòng, trong điều kiện thích hợp thời hạn sử dụng của nó có thể kéo dài hơn 6 tháng, hạn chế tình trạng sáng rau, chiều rác”, cô Hương thông tin.
 
Ý tưởng được cô Hương thực hiện cùng một số sinh viên. Ảnh: Thanh Duy
Ý tưởng được cô Hương thực hiện cùng một số sinh viên. Ảnh: Thanh Duy
Vừa qua, ý tưởng xà phòng bồ ngót đã đoạt giải khuyến khích Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2021. Sắp tới, sản phẩm sẽ được giới thiệu tại Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. “Đây là hướng đi tôi rất ấp ủ và sẽ hoàn thiện hơn để đưa vào kinh doanh. Với mong muốn khai thác hiệu quả tiềm năng của cây bồ ngót, những bà con có nhu cầu tìm hiểu về cách làm xà phòng tôi sẽ sẵn sàng chia sẻ”, cô Hương nói.
Theo Thanh Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.