Cô gái Đà Lạt đi 'nhân' vườn khắp cả nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Xuất phát từ tình yêu với cây xanh nhưng không có đủ diện tích đất trồng, chị Phan Diệu Linh (đang sinh sống ở Đà Lạt) đã nảy ra ý tưởng tặng cây giống cho người yêu cây trên khắp cả nước.

Với chị, trồng cây xanh ở đâu cũng được, miễn là đem lại thêm không gian xanh, đẩy lùi ô nhiễm môi trường.

Chị Linh gửi tặng cây đi cho những chủ vườn ở khắp mọi nơi
Chị Linh gửi tặng cây đi cho những chủ vườn ở khắp mọi nơi

Cớ sao cứ phải trồng vườn nhà mình?

Trên trang cá nhân của chị Linh (ngụ tại phường 5, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), cứ vài ngày chị lại lên bài đăng vừa mới tặng cây cho mọi người. Cách đây ít hôm chị Linh đã tặng 100 cây phượng vàng và 200 cây phượng đỏ cho bất kỳ ai là bạn bè của chị trên mạng xã hội. Chị còn cẩn thận dặn dò: "Phượng vừa có rễ ngang vừa có rễ cọc, nên rất khỏe, rễ to tán to, tán đi đến đâu rễ đi đến đấy, giữ đất giữ nước, hoa đẹp và tốt đất. Nên trồng ở nơi rộng rãi, chừa đất quanh rễ nhiều đừng làm bê tông sát gốc, qua được một mùa mưa. Cây bám rễ rồi thì cứ vậy mà lớn thôi, ít cần chăm sóc".

Lướt thêm trang cá nhân của chị thì cứ cách vài ngày chị lại tặng cây giống, khi thì 50 cây mai anh đào, lúc lại 30 cây dẻ hạt lớn, thêm 30 cây bồ kết rừng lá đỏ cho bất kỳ ai có nhu cầu trồng cây. Chị bảo chẳng nhớ được con số chính xác đã tặng bao nhiêu cây giống, chỉ ước chừng khoảng gần 100.000 cây trong 4 năm qua.

Chị Linh kể, xuất phát từ việc có nhiều giống cây nhưng không có đất trồng, năm 2020 chị Linh đã sáng lập mô hình "Vườn ở khắp nơi". Thông điệp mà chị Linh muốn truyền tải là nếu bạn muốn trồng cây gây rừng, không nhất thiết bạn phải có đất đai, nguồn lực mà bạn có thể chia sẻ cây với những người có đất, có vườn để trồng. Khu vườn đó bạn cũng có thể đến chăm sóc và tận hưởng không gian xanh mà cây rừng mang lại.

Niềm vui của chị Linh là lan tỏa được tình yêu với cây xanh tới mọi người và nhân rộng những khu vườn
Niềm vui của chị Linh là lan tỏa được tình yêu với cây xanh tới mọi người và nhân rộng những khu vườn

Khi mới bắt đầu làm dự án, số lượng người xin cây rất nhiều. Chị Linh nhận ra rằng, có rất nhiều người muốn trồng cây nhưng có trở ngại chung là không có đất, chị muốn qua dự án để mọi người có thể trồng cây ở bất cứ đâu, không nhất thiết phải sở hữu trên mảnh đất của mình.

Mô hình Vườn ở khắp nơi được triển khai đầu tiên ở các trường học, nhà chùa, đoàn thanh niên. Các đơn vị xin khoảng 300 cây một đợt, sau này cá nhân hay các nhóm cộng đồng xin nhiều hơn, mỗi nơi từ vài chục đến vài trăm cây. Một số người xin cây để trồng cho cả xóm hoặc trồng nguyên một tuyến đường.

Năm 2020 là năm đầu tiên triển khai dự án. Chỉ với 30 triệu đồng từ nguồn đóng góp của bạn bè và một số chủ vườn, chị Linh đã gửi tặng được 3.000 cây xanh khắp Lâm Đồng. Tại hội chợ 0 đồng lần thứ 13 do chị Linh tổ chức (năm 2020) chị được mạnh thường quân ủng hộ 5 triệu đồng nhưng thay vì tặng vật phẩm chị Linh "đầu tư" dự án Vườn ở khắp nơi mang hạt giống, cây giống đến tặng cho mọi người. Năm 2021 Vườn ở khắp nơi đã tặng và trồng được 20.000 cây ở Đà Lạt.

Anh Trang Sử, một người trồng rừng (huyện Đắk Tô, Kon Tum) cho biết: "Tôi được nhận rất nhiều cây xanh từ chị Linh và đã trồng thành một khu rừng nhỏ gồm sưa, gõ, muồng. Tôi đặt tên là khu rừng Phan Diệu Linh và cắm biển 'D.Linh's Forest'. Tôi mong muốn các con tôi sau này sẽ yêu quý và bảo vệ rừng, vì rừng chính là cuộc sống của chúng ta".

Phủ xanh từ trong chính trái tim

Đầu năm 2022, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) đã kết hợp với chị Linh phát triển mô hình Vườn ở khắp nơi thành dự án TreeBank (ngân hàng cây xanh) tại TP.HCM và được hỗ trợ bởi Quỹ Sáng kiến cộng đồng Canada.

Chị Linh tham gia hội thảo “Sáng kiến Ngày trồng cây 3/3” tại TP.HCM
Chị Linh tham gia hội thảo “Sáng kiến Ngày trồng cây 3/3” tại TP.HCM

Chỉ riêng trong năm 2022, TreeBank đã trao tặng, trồng tại Lâm Đồng và một số tỉnh lân cận được 11.000 cây. Hiện nay TreeBank đã phát triển mô hình trên phạm vi toàn quốc trở thành chiếc cầu nối để đưa cây về đất, phủ xanh những khoảng đất trống, đồi trọc và cung cấp thêm nguồn dưỡng khí vào bầu khí quyển, góp phần bảo vệ môi trường.

Anh Trần Nhật Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) cho biết: "Từ sáng kiến ban đầu là dự án Vườn ở khắp nơi của chị Linh, đến nay đã phát triển thành chương trình TreeBank. TreeBank đã có định hướng rất cụ thể là kết nối những người muốn trồng cây trong cộng đồng với những người chủ vườn là những người muốn nhận cây và muốn trồng cây trên mảnh đất của mình. Với phương thức và nhu cầu của 2 nhóm người ấy đã kết nối lại, tạo ra một hiệu quả trồng cây được số lượng lớn và đạt hiệu quả bền vững".

Còn theo chị Rơ Môn Nen La, một người dân ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng từng nhận được cây giống: "Trồng một cây, hai cây, ba cây rồi sẽ thành rừng. Người dân chúng tôi không chỉ sống dựa vào rừng mà rừng còn góp phần cải thiện môi trường, chống lại biến đổi khí hậu. Sau nay, những đứa con tôi cũng sẽ yêu quý rừng như xương máu vì chúng được giáo dục tình yêu với cây xanh, rừng từ bé".

Ban đầu, chị Lịnh xác định địa bàn tặng cây ở Đà Lạt, đến nay dự án đã không chỉ mở rộng ra toàn tỉnh Lâm Đồng mà còn ở một số tỉnh lân cận. Đây là dự án thuần khiết vì không phát sinh chi phí nào ngoài cây giống và vận chuyển, tỷ lệ cây trồng thành công khoảng 85-90%. Hiện nay, mỗi tháng chị Linh gửi khoảng 1.000 cây xanh, ai xin chị cũng cho vì theo chị, người trồng cây là người luôn hướng về sự tốt đẹp. Và đặc biệt chị đã dần gỡ bỏ được khuôn mẫu lẫn tính sở hữu của con người với cây vườn, chỉ cần trồng cây là chúng ta đã góp ích cho cộng đồng, cho dù trồng ở bất cứ đâu trên trái đất.

Sống ở phố thị đông đúc, chị Linh từng có ước mơ sẽ có một vườn cây xanh để ra nghỉ ngơi mỗi ngày, tận hưởng không khí trong lành. Đến nay, chị Linh là người "giàu có" nhất khi đã có hàng ngàn vườn cây ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi khi đi ngang qua khu vườn do mình gửi cây hay nhận những hình ảnh chủ vườn gửi về, chị Linh vô cùng xúc động khi thấy vườn cây xanh tốt. Vui hơn nữa là không chỉ chị cảm nhận được niềm vui đó, mà chủ vườn hoặc bất kỳ ai cũng có thể thụ hưởng lợi ích mà rừng cây mang lại.

Theo Hy Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

(GLO)- Cuộc tranh tài của 4 “nhà leo núi” xuất sắc nhất Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào 8 giờ 30 phút, ngày 13-10-2024. Trong đó, Gia Lai có chàng trai Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương). Nhật Minh cũng là người mang cầu truyền hình Olympia đầu tiên về với tỉnh.

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Chàng trai kể về lần đập tường cứu người trong đám cháy

Chàng trai kể về lần đập tường cứu người trong đám cháy

Trong vụ cháy nhà ở ngõ 43 Trung Kính, Q.Cầu giấy (TP.Hà Nội), chàng trai trẻ Đồng Văn Tuấn (21 tuổi) đã mặc kệ nguy hiểm, bắc thang gỗ leo lên cửa sổ tầng 2, dùng búa đập tường để cứu các nạn nhân mắc kẹt chui ra ngoài. Hành động dứt khoát và dũng cảm của Tuấn đã cứu được 3 người.

Quảng bá hình ảnh Gia Lai qua cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Quảng bá hình ảnh Gia Lai qua cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia

(GLO)- Ở vòng chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24, em Nguyễn Quốc Nhật Minh-lớp 12C2A, Trường THPT Chuyên Hùng Vương đã xuất sắc mang cầu truyền hình về với Gia Lai. Đây không chỉ là sự kiện mang tính trí tuệ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh về bản sắc văn hóa, du lịch của tỉnh nhà.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”: Trải nghiệm đặc biệt của các đại biểu “nhí”

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”: Trải nghiệm đặc biệt của các đại biểu “nhí”

(GLO)- Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II-2024 được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức vào cuối tuần qua. Tại đây, 4 đại biểu “nhí” của Gia Lai đã có những trải nghiệm đặc biệt.

Cà phê "chill": Xu hướng tìm về sự bình yên của giới trẻ

Cà phê "chill": Xu hướng tìm về sự bình yên của giới trẻ

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, cà phê "chill" trở thành không gian lý tưởng được nhiều bạn trẻ Phố núi lựa chọn để tận hưởng sự bình yên. Đây không chỉ là nơi thư giãn sau những phút giây mệt mỏi mà còn là cơ hội để họ kết nối, sẻ chia và cùng tạo dựng những khoảnh khắc đẹp.

Các em thiếu nhi ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh tham gia trò chơi do các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện tổ chức. Ảnh: M.N

Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện: Kết nối đam mê, gắn kết cộng đồng

(GLO)- Liên hoan các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện lần thứ V-2024 do Tỉnh Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức ngày 29-9. Đây là cơ hội giao lưu, gắn kết những người đam mê tình nguyện cũng như biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho cộng đồng.

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 12: Sân chơi ý nghĩa

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 12: Sân chơi ý nghĩa

(GLO)- Trong số 23 sản phẩm và mô hình dự thi, 15 sản phẩm đã được vinh danh tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 12-2024. Sân chơi này do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...