Cổ đông JVC tố lãnh đạo có dấu hiệu "rút ruột" tiền công ty

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một số cổ đông của JVC vừa có đơn gửi Bộ Công an đề nghị làm rõ hành vi sai phạm xảy ra tại công ty này như trích lập dự phòng khống, mua hoá đơn giả để chiếm đoạt tiền mặt...

Trong đơn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Cục An ninh điều tra, một số cổ đông Công ty CP Thiết bị y tế Việt Nhật (mã JVC) yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, tình hình quản trị công ty.

Cụ thể, về việc trích lập dự phòng các máy móc, thiết bị, trong Đại hội cổ đông thường niên JVC 2016 đã bầu mới HĐQT nhiệm kỳ 2016-2020 với 5 thành viên HĐQT và 3 lãnh đạo ban giám đốc.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31-3-2017, các cổ đông cho rằng ban giám đốc và HĐQT đã cố tình trích lập dự phòng các khoản mục máy móc, thiết bị hiện vẫn nằm trong kho của công ty hoặc đã bán cho các đối tác để thu tiền.


 

 



Công ty báo cáo với cổ đông rằng các máy móc không có trong kho hoặc nợ khó đòi từ khách hàng nên không thu được tiền.

"Nhưng thực tế, ban lãnh đạo JVC nhiệm kỳ mới có thể đã bán máy móc cho khách hàng và thu tiền về để chia chác giữa các cá nhân với nhau, lợi dụng chức vụ quyền hạn để lấy tiền mặt của công ty... ảnh hưởng tới JVC và cổ đông góp vốn" - ông P.V.Tuy, cổ đông đang nắm giữ hơn 25.000 cổ phiếu JVC, đặt vấn đề.

Đồng thời, sau khi tìm hiểu thông tin, các cổ đông cho biết nhiều thành viên ban giám đốc và HĐQT còn thực hiện việc mua hàng loạt hoá đơn đầu vào giả để nhằm mục đích rút tiền mặt của công ty để chi tiêu cá nhân, hợp thức hoá các khoản chi khác. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của công ty, ảnh hưởng không nhỏ tới tài sản của công ty và các cổ đông góp vốn.

Theo ông P.V.Tuy, tại thời điểm công ty trích lập dự phòng, ông nắm giữ hơn 25.700 cổ phiếu JVC nhưng sau đó thấy công ty có nhiều biến động nên buộc phải bán cổ phiếu với thiệt hại khoảng 90% giá trị...

Trong đơn gửi cơ quan công an, các cổ đông đề nghị làm rõ hành vi sai phạm của các cá nhân giữ chức vụ quản lý, nhân viên của JVC. Các hành vi vi phạm như trích lập dự phòng khống các khoản thu từ máy móc để thu lợi bất chính; hành vi làm, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác (mua hoá đơn)... để chiếm đoạt tiền mặt của công ty.

"Xem xét, làm rõ vai trò, trách nhiệm của quỹ Dream Incubator (quỹ DI) vì quỹ này là người đề cử, bố trí, sắp xếp vị trí các thành viên HĐQT, ban giám đốc điều hành công ty - những người có vai trò quyết định các việc trích lập dự phòng, hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty, gây thất thoát tài sản và ảnh hưởng cổ đông góp vốn" - ông P.V.Tuy kiến nghị trong đơn gửi Bộ Công an.

Cơ quan điều tra đã triệu tập thêm 4 kế toán của JVC để làm rõ. Trước đó, theo nguồn tin của Người Lao Động, cơ quan điều tra triệu tập 12 cá nhân lãnh đạo của JVC để củng cố, đối soát các thông tin tố giác về dấu hiệu sai phạm tại công ty này.

 

L.Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

(GLO)- Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của Gia Lai được cải thiện đáng kể và lọt vào top 30 tỉnh, thành đứng đầu bảng xếp hạng PGI-2024. Đây là bước đột phá ấn tượng từ sự nỗ lực của chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.