Chuyến đi của thanh xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùa thu này, hàng triệu bạn trẻ bắt đầu vào một hành trình mới ở một ngôi trường đại học, cao đẳng hay trường nghề mơ ước. Cảm xúc bây giờ của nhiều bạn trẻ có lẽ là sự háo hức, hồi hộp xen lẫn âu lo.
Khi tôi tròn 18 tuổi, trong tôi đầy ắp hoài bão và bắt đầu thực hiện những giấc mơ của mình (ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK)
Khi tôi tròn 18 tuổi, trong tôi đầy ắp hoài bão và bắt đầu thực hiện những giấc mơ của mình (ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK)
Tôi nhớ về thời điểm này của 10 năm trước, khi mình vừa cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển đại học. Chỉ có một chút âu lo thôi, khi mà tôi bước ra khỏi vòng tay của gia đình và bắt đầu một cuộc sống tự lập, không có bố mẹ ở cạnh bên, không có thầy cô hay những người bạn đã từng gắn bó từ thuở ấu thơ. Còn lại, trong tôi vẫn đầy ắp những dự định và hoài bão, khi tôi tròn 18 tuổi và bắt đầu những giấc mơ của chính mình.
Những ngày đầu tiên là sinh viên, bạn có thể sẽ òa khóc vì nhớ nhà, òa khóc vì cảm thấy đơn độc, lẻ loi ở bầu trời mới, òa khóc khi hoang mang trước những dự định bất thành, những điều không như mơ ở thành phố mới. Nhưng, có là gì đâu, một thời gian ngắn thôi, bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc vừa rồi là ngốc nghếch. Có cánh chim nào trưởng thành được khi cứ sợ hãi bầu trời và ở trong cái tổ của chính mình?
Tôi từng hỏi một bạn sinh viên năm thứ 3 một trường đại học tại TP.HCM, bạn đã vượt qua khủng hoảng của sinh viên năm nhất như thế nào. Câu trả lời là một nụ cười xòa: “Cái gì đến sẽ đến, đi sẽ đi. Tuổi trẻ không có đôi lần thất bại, mất mát thì làm sao khôn lớn!”. Thế đấy, đừng tự trách bản thân, đừng quá cầu toàn và thấy những người khác xung quanh luôn tài giỏi và tuyệt vời hơn bản thân mình, tôi nghĩ rằng con người ai cũng nên học yêu thương, trắc ẩn với bản thân. Khi cả thế giới có quay đầu lại với chính mình, trong bản thân ta sẽ phải là câu nói “không sao đâu, mình sẽ không sao, mình sẽ làm lại được, tốt hơn cả ban đầu”.
Cuộc đời của mỗi người sẽ trải qua rất nhiều chuyến đi, để trưởng thành hơn, để tìm kiếm những hoài bão và khát vọng như trong giấc mơ thời thơ bé. Tôi luôn nghĩ rằng, hành trình học đại học, cao đẳng và trường nghề của mỗi bạn trẻ cũng là một chuyến đi của thanh xuân.
Đừng lãng phí thanh xuân, tuổi trẻ của mình trong những giấc ngủ vùi ở giảng đường, những giờ lướt facebook miệt mài, những buổi chơi game online quên ngày tháng. Đừng chỉ biết học mà bỏ quên những cơ hội có thể giúp bạn đi làm thêm, rèn luyện kỹ năng mềm, khám phá vùng đất mới.
Thanh xuân ấy, bạn có thể có những tình yêu, với một người bạn vô tình gặp gỡ, có thể không có một cái kết trọn vẹn như trong mong đợi, nhưng đừng âu lo và trốn tránh. Bạn có thể hồi hộp và gặp nhiều trắc trở, trên trong hành trình này, nhưng hãy cứ đi bằng cả trái tim và sự nhiệt thành, bạn sẽ thấy đích đến và mang lại cho mình, những người xung quanh hạnh phúc.
Bảo Vy (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.