Chung sức bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 5 năm (2017-2021), Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh về vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông của người dân.
Nhiều mô hình đảm bảo ATGT tại cộng đồng
Làng Tung Neng (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) có 339 hộ dân với 1.459 khẩu, trong đó, hộ dân tộc thiểu số chiếm gần 60%. Giai đoạn 2017-2018, năm nào trên địa bàn cũng xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng dẫn đến chết người. Nguyên nhân TNGT đều do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông.
Ông Bùi Xuân Dịu-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Tung Neng-cho hay: “Nhận thấy TNGT thực sự là điều ám ảnh, tôi nghĩ cần phải làm gì đó để hạn chế TNGT trên địa bàn. Việc đầu tiên là tôi tham mưu giúp Chi bộ xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác đảm bảo an ninh trật tự và ATGT trên địa bàn; thành lập tổ tự quản, phối hợp tổ chức họp dân lồng ghép nội dung tuyên truyền về ATGT, đặc biệt là tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Mặt khác, chúng tôi gặp gỡ, làm việc với chủ các quán tạp hóa đề nghị không bán rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi và không bán sau 21 giờ. Bên cạnh đó, chúng tôi theo dõi, nắm bắt các trường hợp thanh-thiếu niên có biểu hiện càn quấy, thường xuyên vi phạm trật tự ATGT để cung cấp cho cơ quan Công an. Nhờ vậy, trong 3 năm (2019-2021), trên địa bàn chỉ xảy ra 1 vụ TNGT. Tình trạng thanh-thiếu niên chạy xe nẹt pô, quá tốc độ rất ít xảy ra”.
Một phần thi tiểu phẩm tại Hội thi thanh niên Gia Lai với văn hóa giao thông do Tỉnh Đoàn, Ban ATGT tỉnh tổ chức. Ảnh: Hải Lê
Một phần thi tiểu phẩm tại Hội thi thanh niên Gia Lai với văn hóa giao thông do Tỉnh Đoàn, Ban ATGT tỉnh tổ chức vào tháng 6-2020. Ảnh: Hải Lê
Làng Tung Neng là một trong những điểm sáng trong phong trào “Thắp sáng đường quê, camera an ninh” ở huyện Chư Pưh. Đến nay, làng đã lắp đặt 72 bóng điện chiếu sáng và 4 camera giám sát an ninh trật tự, ATGT với tổng kinh phí 43 triệu đồng. Số tiền này đều do người dân tự nguyện đóng góp.
Trong 9 tháng năm 2021, huyện Kông Chro kéo giảm 5-10% TNGT ở cả 3 tiêu chí. Ông Đinh Văn Lịnh-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-cho biết: “Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân chấp hành quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; chỉ đạo mỗi tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam huyện, cấp xã phải xây dựng ít nhất 1 mô hình “Khu dân cư đảm bảo trật tự ATGT”. Trên cơ sở đó, nhiều mô hình đã hình thành như: “Khu dân cư đảm bảo trật tự ATGT”, “Xây dựng cổng trường xanh, sạch, đẹp, ATGT”, “Đoạn đường tự quản về trật tự ATGT”, “Phụ nữ với văn hóa giao thông”, “Đội thanh niên tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT”… Qua đó, người dân đã nâng cao tinh thần tự giác chấp hành pháp luật và chủ động tham gia đóng góp xây dựng các công trình giao thông”.
Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức hội, đoàn thể
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban ATGT tỉnh triển khai xây dựng 6 mô hình điểm về xây dựng “Khu dân cư bảo đảm trật tự ATGT” tại TP. Pleiku, thị xã An Khê và các huyện: Chư Sê, Chư Prông, Đak Pơ, Chư Păh. Từ các mô hình này, Ủy ban MTTQ Việt Nam và Ban ATGT các cấp đã nhân rộng ra trên phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với Ban ATGT cùng cấp tổ chức cho các khu dân cư và các hộ gia đình ký cam kết bảo đảm trật tự ATGT, lồng ghép trong việc đăng ký khu dân cư văn hóa và gia đình văn hóa. Kết quả thực hiện được đánh giá hàng năm thông qua “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tuyên truyền, vận động trên 366.000 hộ đăng ký “Gia đình bảo đảm trật tự ATGT”, 1.576 khu dân cư đăng ký “Khu dân cư bảo đảm trật tự ATGT”. Các địa phương thực hiện tốt công tác này là: huyện Kbang, Chư Păh, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa. 
Thi tìm hiểu Lái xe mô tô an toàn do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức. Ảnh: Hải Lê
Hội thi tìm hiểu lái xe mô tô an toàn do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức vào tháng 10-2020. Ảnh: Hải Lê
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban ATGT tỉnh vừa ban hành Chương trình phối hợp vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2021-2025 với 4 nội dung cơ bản: tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT; vận động người dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT; giám sát việc thực hiện pháp luật về ATGT; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình về ATGT.
Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể cũng có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên trong tham gia đảm bảo trật tự ATGT như: Đoàn Thanh niên tỉnh tổ chức “Ngày hội tuổi trẻ với ATGT”, “Liên hoan các đội tuyên truyền măng non về ATGT”, lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia bảo đảm trật tự ATGT tại các chốt đèn giao thông chính, cổng trường học…; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phát động phong trào “Phụ nữ không lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang giao thông để buôn bán, họp chợ, phơi nông sản, gây ách tắc và TNGT”; Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thi “Nông dân lái xe an toàn”, phát động thực hiện bản quy ước nông dân đăng ký chấp hành pháp luật về ATGT; Hội Cựu chiến binh tỉnh phát động phong trào “Cựu chiến binh tham gia bảo đảm ATGT”; Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo các cấp Công đoàn tích cực hưởng ứng “Tháng ATGT” hàng năm, tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về ATGT trong cán bộ, công nhân viên chức và người lao động…
“Các mô hình được triển khai sâu rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ATGT trong các tầng lớp nhân dân”-bà Phạm Thị Lan-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-đánh giá.
HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.