Chủ tịch WEF: Doanh nghiệp khởi nghiệp là động lực của công nghệ mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Các bạn trẻ, các bạn thanh thiếu niên hãy nắm bắt lấy những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (IR4), bởi cuộc cách mạng này mang lại rất nhiều cơ hội", là lời khẳng định của ông Klaus Schwab - nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), tại diễn đàn mở “ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người".

 Giáo sư Klaus Schwab, Người sáng lập, Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Giáo sư Klaus Schwab, Người sáng lập, Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)



Diễn đàn là sự kiện bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018) diễn ra tại Hà Nội ngày 11/9.

Ông Klaus Schwab cho rằng trong những năm qua, sự hiện diện của IR4 đã làm thay đổi không chỉ mô hình kinh doanh mà còn tạo ra sự khác biệt đối với các nền kinh tế. Trong tương lai, quốc gia thành công sẽ là quốc gia có thể nắm bắt cơ hội cũng như ưu thế mà cuộc cách mạng này mang lại. Và để làm được điều đó, ASEAN cần đưa ra những chính sách cần thiết nhằm khuyến khích tinh thần doanh nhân trong xã hội, cũng như tạo ra môi trường cởi mở để chào đón những điều mới.

Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng cần thiết cũng rất quan trọng. Theo nhà lãnh đạo WEF, thế hệ trẻ là những người có khả năng thích ứng với những kỹ năng đó. Chính vì vậy, “các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế, bởi đây là động lực của công nghệ mới".

Đại diện cho tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Google, ông Rajan Anandan, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, khẳng định điểm cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là nền kinh tế số. Khu vực ASEAN có 10 quốc gia thành viên và khi tập hợp lại có kích thước khá lớn với tốc độ phát triển nhanh tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất nhiều.

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đóng góp đến 50% GDP của ASEAN và kiến tạo 80% số việc làm trong khu vực. Do đó, một trong những lĩnh vực cần được chú trọng là làm thế nào để trang bị kỹ năng giúp những doanh nghiệp này khai thác triệt để nền kinh tế số và làm chủ công nghệ.

Trong sự kiện này, đại diện của Google cũng công bố kế hoạch đào tạo kỹ năng đối với 3 triệu chủ sở hữu SME về kỹ năng số đến năm 2020 ở nhiều quốc gia, với cam kết sẽ giúp những doanh nghiệp này cam kết tận dụng các cơ hội của IR4 một cách tốt nhất.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh cho rằng trong thời gian qua, Việt Nam về cơ bản đã hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, qua đó bước đầu thiết lập một số hành động dựa trên tiềm lực quốc gia để nắm bắt cơ hội cũng như chủ động ứng phó các tác động của IR4.

Bộ trưởng bày tỏ hy vọng “ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người” sẽ là một diễn đàn thảo luận những ý tưởng, sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác nội khối ASEAN và cũng như với toàn cầu, để đưa Đông Nam Á trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khai thác hiệu quả thành tựu của IR4.

Phương Nga (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.