Chile: Phát hiện hóa thạch của 4 loài khủng long chưa từng biết đến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các nhà khoa học xác định rằng 4 loài khủng long mới được phát hiện đứng đầu chuỗi thức ăn trong khu vực khi chúng từng sinh sống ở đây 66-75 triệu năm trước, ở cuối của kỷ Creta.
 
Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của 4 loài khủng long ở thung lũng ở Patagonia của Chile. Nguồn: NDTV
Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của 4 loài khủng long ở thung lũng ở Patagonia của Chile. Nguồn: NDTV
Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của 4 loài khủng long, trong đó có cả loài thuộc chi megaraptor, tại một thung lũng khắc nghiệt ở Patagonia của Chile.
Các hóa thạch được tìm thấy ở Cerro Guido, phía Nam thung lũng Las Chinas của Chile, gần biên giới với Argentina và được đưa đến phòng thí nghiệm vào năm 2021.
Các nhà nghiên cứu cho biết khoa học trước đây chưa từng ghi nhận 4 loài khủng long này.
Các nhà khoa học xác định phần hóa thạch bao gồm răng và các mảnh xương sau sọ của 4 loài khủng long, trong đó có loài thuộc chi megaraptor, họ theropod.
Theo nghiên cứu, những con khủng long ăn thịt này có móng vuốt của chim ăn thịt, răng nhỏ để xé con mồi và chi trên lớn.
Với những đặc điểm trên, các nhà khoa học xác định rằng chúng đứng đầu chuỗi thức ăn trong khu vực khi chúng từng sinh sống ở đây 66-75 triệu năm trước, ở cuối của kỷ Creta.
Họ cũng đã xác định được hai mẫu vật của Unenlagiinae, có họ hàng gần với velociraptor - loài khủng long ăn thịt nổi tiếng - song có "đặc điểm tiến hóa mới lạ."
Nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chile, ông Jared Mudeo cho biết, điều này cho thấy đây là loài unenlagine mới hoặc có lẽ là đại diện của một nhánh khác.
Họ cũng tìm thấy hóa thạch của hai loài chim: một con thuộc nhóm Enantiornithe - nhóm chim đa dạng và phong phú nhất của Đại Trung sinh; và Ornithurinae, một nhóm liên quan trực tiếp đến các loài chim ngày nay.
Giám đốc Viện Nam cực Chile (Inach), ông Marcelo Leppe cho biết đây là những phát hiện thú vị, đặc biệt khi các hóa thạch này được tìm thấy ở thung lũng Las Chinas - nơi các nhà khoa học đã nhiều lần từng phát hiện hóa thạch các sinh vật cổ đại.
Inach đã hợp tác với Đại học Chile và Đại học Texas trong dự án khám phá khoa học lần này.
Công trình của các nhà khoa học được tổng hợp trong nghiên cứu công bố vào tháng 12/2022 trên Tạp chí Khoa học Trái đất Nam Mỹ.
Theo Hoàng Châu (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.