Chiều mai 29.11, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự kiến chiều mai 29.11, Bộ GD-ĐT sẽ chính thức công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến vào 16 giờ 30 ngày 29.11, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Chiều 29.11, Bộ GD-ĐT sẽ họp báo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Chiều 29.11, Bộ GD-ĐT sẽ họp báo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Đây là thông tin được thầy trò các trường THPT trên cả nước hết sức mong đợi. Thời điểm này đã gần hết tháng 11, Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ứng với đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh lớp 11 gần "đi" hết học kỳ 1 nhưng vẫn chưa biết lớp 12 mình sẽ tốt nghiệp như thế nào.

Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực sáng 14.11, Bộ GD-ĐT đã trình bày dự thảo báo cáo về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết đã đề xuất 3 phương án thi để xin ý kiến góp ý.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT kiến nghị đề xuất chọn phương án 1 với lựa chọn 2 + 2: thí sinh thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).

Lý do chọn tổ chức thi phương án 2 + 2, theo Bộ GD-ĐT, nhằm bảo đảm được một số yêu cầu. Trong đó, yêu cầu số một là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh, xã hội (hiện nay thi 6 môn); giảm được 1 buổi thi, xuống còn 3 buổi.

Lý do thứ 2 là không gây nên sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Bộ GD-ĐT dẫn chứng, tỷ lệ thí sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội của 3 năm gần đây trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trên tổng số hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi như sau: năm 2021 chiếm 64,72%; năm 2022 chiếm 66,96%; năm 2023 chiếm 67,64%. Điều này tạo điều kiện giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Việc được chọn 2 môn trong số 9 môn học, theo Bộ GD-ĐT, sẽ có 36 cách thức lựa chọn khác nhau, tạo điều kiện để thí sinh lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Có thể bạn quan tâm

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

(GLO)- Chiều 10-4, Ban tuyển sinh Quân sự TP. Pleiku phối hợp với Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự vào các học viện, nhà trường trong quân đội năm 2025. Tham gia buổi tuyên truyền có hơn 500 học sinh khối 12 của Trường THPT Lê Lợi.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

(GLO)- Từ kết quả đạt được của hơn 5 năm phối hợp trong công tác tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Trường Cao đẳng Gia Lai tiếp tục ký kết chương trình phối hợp công tác này giai đoạn 2025-2030.