Bóng đá Việt Nam và nỗi lo đạo đức cầu thủ: Bầu Đức đã đúng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ý thức cầu thủ đang là câu chuyện khiến cho cả nền bóng đá Việt Nam thức tỉnh sau những thành công vang dội vừa qua.
Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đã đã gặt hái được rất nhiều thành công đáng tự hào, khẳng định được sự vươn mình mạnh mẽ khiến cả châu Á phải “trầm trồ” thán phục. Tuy nhiên, thành công đó chỉ mang tính nhất thời nhờ chúng ta đang may mắn sở hữu một lứa cầu thủ vừa có tài, vừa có đạo đức chứ chưa phản ánh đúng bản chất của cả nền bóng đá. 
Thất bại của U18 Việt Nam tại giải Đông Nam Á 2019 mà đỉnh điểm là trận thua trước U8 Campuchia chẳng khác gì một gáo nước thức tỉnh cả nền bóng đá. Dường như bóng đá trẻ Việt Nam còn chưa có tính kế thừa sau những thành công vang dội, đáng trách hơn thất bại còn tới từ lý do liên quan đến yếu tố “đạo đức cầu thủ”.
Đạo đức cầu thủ đang là thách thức của bóng đá Việt Nam, vai trò này thuộc về công tác đào tạo ở các CLB
Đạo đức cầu thủ đang là thách thức của bóng đá Việt Nam, vai trò này thuộc về công tác đào tạo ở các CLB
HLV Hoàng Anh Tuấn từng được xem là nguyên chân khiến U18 Việt Nam thất bại tại giải U18 Đông Nam Á năm ngoái. Thế nhưng, tiết lộ mới đây của nhà cầm quân người Khánh Hoà đã làm cho những người đang hân hoan với niềm tin “vươn ra châu lục” phải đau lòng và nhận ra có quá nhiều vấn đề đang tồn tại lứa cầu thủ kế cận những Quang Hải, Văn Hậu…
"Hãy cứ hiểu theo nghĩa đen đi. Chẳng hạn như vô kỷ luật. Ví dụ về một chuyện rất nhỏ, trong thời gian đá giải, cầu thủ không được phép sử dụng điện thoại di động. Đó là quy định của đội bóng. Lứa 1997 của Quang Hải có một cầu thủ vi phạm điều này và cậu ấy không được dự U19 châu Á 2016. Đấy chỉ là một trường hợp. Còn ở U18 Việt Nam, có tới 9 cầu thủ lén dùng điện thoại. Nhưng tôi buộc phải giữ họ lại ở thời điểm ấy. Còn nhiều thứ nữa, tôi không muốn nói ra”. 
Lý do mà HLV Hoàng Anh Tuấn đưa ra rằng việc lén lút dùng điện thoại xem ra là hơi nghiêm trọng hoá vấn đề và chưa đủ để đánh giá mức độ “đạo đức nghề nghiệp”. Thế nhưng, một công thần khác là GĐKT GĐKT Jurgen Gede cũng tỏ ra đồng tình với những nhận xét thẳng thắn và rất thực tế.
“Một số cầu thủ trẻ Việt Nam tỏ ra thiếu ý thức chuyên nghiệp khi tự ý mua đồ uống có ga, đồ ăn vặt thậm chí còn lén lút mua thuốc lá về phòng hút. Trên sân bóng, các cầu thủ còn lười di chuyển không bóng”. 
Hơn 10 năm trước, bầu Đức đã nhìn ra vấn đề cần đào tạo nên những cầu thủ vừa có tài vừa có đức
Hơn 10 năm trước, bầu Đức đã nhìn ra vấn đề cần đào tạo nên những cầu thủ vừa có tài vừa có đức
Theo như chuyên gia bóng đá Đức, ông không hề phủ nhận cầu thủ Việt Nam có tố chất kỹ thuật nhưng điều đó là chưa đủ cho sự phát triển chuyên nghiệp. 
 Chúng ta cứ nói xa, nói gần về thể lực, chiến thuật nhưng cuối cùng mọi thứ đều được quy về hai chữ "ý thức". Một cầu thủ có ý thức, cậu ta sẽ tự biết cách chăm sóc bản thân, tự biết cái gì xấu, cái gì tốt. Một tập thể có ý thức sẽ biết cách tạo ra môi trường lành mạnh, tất cả cùng đi lên", ông Jurgen Gede trăn trở khi trả lời phỏng vấn trên VNExpress.
Câu chuyện về ý thức cầu thủ  vẫn chưa dừng lại ở đó. Mới đây, Ban Kỷ luật LĐBĐVN vừa đưa ra quyết định treo giò hàng loạt cầu thủ của U21 Đồng Tháp trong đó có các tuyển thủ U19 Việt Nam vì hành vi tổ chức và tham gia cá độ ở vòng loại U21 Quốc gia 2020 đã như những giọt nước tràn ly, lột tả những góc khuất tối tăm thách thức cả nền bóng đá. 
Thiếu ý thức trong sinh hoạt suy cho cùng cũng là thói quen nông nổi của tuổi trẻ, nhưng dám tổ chức cá độ thì lại là chuyện lớn gây hệ luỵ nghiêm trọng cho quá trình phát triển bóng đá Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là tình trạng cầu thủ trẻ tổ chức cá độ chỉ xảy ra tại đội Đổng Tháp hay còn ở những CLB khác nữa? 
Bóng đá Việt Nam đã từng sống trong những thời kỳ đen tối với những vụ mua bán độ ở cấp độ ĐTQG cũng như các giải đấu quốc nội. Hệ quả không chỉ khiến sự phát triển chậm lại mà còn lấy đi hết niềm tin nơi người hâm mộ. Khi niềm tin không còn, bóng đá sẽ chết, sau đó phải cần rất nhiều thời gian mới có thể gây dựng lại được. 
Những câu chuyện về ý thức cầu thủ vừa qua làm cho người ta nghĩ tới bầu Đức. Ông chủ của HAGL đã quá hiểu những vấn đề mà bóng đá Việt Nam phải đối mặt nên chủ trương đào tạo những cầu thủ vừa có tài, vừa có đức tại học viện HAGL JMG. Tài năng thôi là chưa đủ, nếu không có nền tảng ý thức tốt, những đôi chân giỏi đá bóng sẽ khó lòng gây dựng nên sự nghiệp. 
Bầu Đức đã mất 10 năm để cho ra lò lứa cầu thủ được cả Việt Nam yêu mến như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… Trong hơn thập kỷ đã qua, chưa có một CLB nào hành động như bầu Đức để đến hôm nay mọi chuyện đã bắt đầu vỡ lẽ về cái gọi là “ý thức cầu thủ” khiến cho người hâm mộ bắt đầu cảm thấy mất niềm tin, lo âu cho chặng đường phát triển tiếp theo của bóng đá nước nhà. 
PL (theo Thể thao TPHCM/Dân Việt)

https://danviet.vn/bong-da-viet-nam-va-noi-lo-dao-duc-cau-thu-bau-duc-da-dung-20200512112042139.htm

Có thể bạn quan tâm