Lê Thị Kim Sơn và những cung bậc tình yêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lê Thị Kim Sơn-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai vừa ra mắt tập truyện ngắn “Hẹn yêu”. Sách do Nhà Xuất bản Thế giới hợp tác với Công ty Sbooks xuất bản. Tập sách gồm 17 truyện ngắn, đem đến cho bạn đọc những câu chuyện về tình yêu. Mỗi câu chuyện là sự hoài niệm và những suy tư về tình yêu, những bi kịch về cuộc sống được mở ra sinh động mà đâu đó chúng ta bắt gặp mình trong từng nhân vật.
Bằng sự tưởng tượng và trải nghiệm trong cuộc sống, Lê Thị Kim Sơn đã dùng những cung bậc cảm xúc khác nhau để viết lên câu chuyện của mình. Độc giả thêm một lần quay về với tình yêu tuổi học trò trong sáng, đáng yêu trong truyện ngắn “Quân sư tình yêu” với những tư vấn về tình yêu của quân sư tên Minh và cuối cùng chính quân sư tình yêu ấy đã bị “một kế hoạch tình yêu khác đốn ngã một cách ngọt ngào”.
Trong truyện ngắn “Đường vòng mùa xuân”, những cung bậc tình yêu được đẩy lên cao khi tình yêu không còn là chuyện riêng của hai người mà liên quan đến sự sống chết, sinh tồn. Thời gian qua đi, sự trưởng thành trong suy nghĩ khiến cho họ bỏ qua những lỗi lầm của quá khứ và đến bên nhau, lấp đầy khoảng trống để xây đắp tương lai. Còn ở truyện ngắn “Làng”, tình yêu chỉ là một cuộc đổi chác để giữ lấy sự cao ngạo của một dòng họ, kết thúc là sự mất mát, buồn thương.
Với lối viết nhẹ nhàng cùng sự đồng cảm, ngậm ngùi với số phận nhân vật, Lê Thị Kim Sơn khiến cho độc giả cảm thấy xót xa hơn cho từng cuộc đời, những bi kịch trong cuộc sống đương đại. Những câu chuyện tình yêu của Lê Thị Kim Sơn gắn với “bi” nhiều hơn khi một cô gái hoan hỉ, hạnh phúc trong đêm tân hôn chợt trở thành một người phụ nữ bị bạo hành từ thể xác đến tinh thần dẫn đến sang chấn tâm lý, nối tiếp những nỗi đau trong tâm hồn, chỉ vì những hiểu biết nông cạn của người đàn ông, người cô yêu trong truyện ngắn “Người trốn bão”.
Bìa tập truyện ngắn “Hẹn yêu”. Ảnh: Vi Thủy
Bìa tập truyện ngắn “Hẹn yêu”. Ảnh: Vi Thủy
Xã hội đã cuốn con người vào guồng xoay, biến tình yêu thành những chiếc mặt nạ để che đậy con người thật của mình. “Cầu vồng đơn sắc” là chuyện tình tay ba không hiếm gặp trong cuộc sống đương đại, nhưng nỗi đau dâng lên thành cao trào khi nó như một mũi tên lao đến không có điểm dừng, đích đến không phải là hồng tâm mà là những giọt nước mắt cam chịu của Nhiên, giọt nước mắt ích kỷ của Linh khi biết mình là người thuộc giới tính thứ ba, giọt nước mắt bất lực của Khải khi không ngừng yêu Linh dù cho biết sự thật không thể thay đổi.
Nỗi đau, sự cô đơn như con chim vành khuyên trong chiếc lồng son, một lời tự sự của nhân vật “dì” trong truyện “Phóng sanh” khi thấy chồng mình yêu một người đàn ông khác. Một lần nữa, Lê Thị Kim Sơn đã đưa người đọc đến cảm giác của một tình yêu không bao giờ chạm tới, thay vào đó chỉ là những mảng tối sáng, xen kẽ nhau, nửa như muốn bay lên tìm tự do nửa như bóp nghẹt con tim mình để giữ lấy cái vỏ bọc gia đình hạnh phúc trong sự cô đơn, buồn tủi.
Những cung bậc cảm xúc về tình yêu đã xâu chuỗi 17 câu chuyện trong “Hẹn yêu” lại một cách tự nhiên. Với cách diễn đạt nhẹ nhàng gần như độc thoại, những cốt truyện không có không gian và thời gian, “Hẹn yêu” cuốn hút bạn đọc từ truyện đầu đến truyện cuối với những kết thúc có hậu hoặc kết thúc theo hướng mở. Tập truyện giúp người đọc mở ra những cung bậc cảm xúc, suy tư về những mất mát trong cuộc đời và giúp người đọc biết trân trọng hơn giá trị của tình yêu.
VI THỦY

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…