Liên hoan PT-TH toàn tỉnh lần thứ 8:Sức hút từ một sân chơi chuyên nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là lần thứ 8 tổ chức, Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh đã thực sự trở thành sân chơi hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của đội ngũ phóng viên làm phát thanh, truyền hình trong tỉnh. Chất lượng liên hoan ngày càng được nâng tầm với các tác phẩm dự thi được đầu tư công phu, bài bản. 
Lan tỏa thông điệp yêu thương
Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh năm nay thu hút 143 tác phẩm tham gia ở 5 thể loại: phóng sự ngắn truyền hình, phóng sự dài truyền hình, phóng sự ngắn phát thanh, phóng sự dài phát thanh và chương trình phát thanh tổng hợp. Hầu hết các tác phẩm đều đã chuyển tải nhanh chóng, kịp thời, chính xác các sự kiện, vấn đề đang diễn ra tại địa phương và được dư luận quan tâm. Cùng với nhiều chủ đề nóng bỏng như “tín dụng đen”, ô nhiễm môi trường, nạn tảo hôn... thì gương người tốt, việc tốt cũng được các tác giả, nhóm tác giả phản ánh, thể hiện chân thực, tạo được dư luận tích cực. 
  Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải nhất. Ảnh: Phương Vi
Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải nhất. Ảnh: Phương Vi
Ở thể loại phóng sự dài truyền hình, tác phẩm “Lữ Hồng-Kể nỗi đau bằng nụ cười” của nhóm tác giả Hòa Giang-Thanh Vui-Mạnh Hà-Năng Hùng đã xuất sắc giành giải nhất khi kể lại câu chuyện của cô giáo bị bệnh ung thư nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết, đam mê với nghề. Chia sẻ về phóng sự có thời gian thực hiện kỷ lục (2 năm), phóng viên Hòa Giang kể lại: “Khi làm phóng sự này, có lúc chúng tôi buộc phải dừng lại chờ đợi bởi Lữ Hồng nhập viện cấp cứu. Có thể nói, trong lúc mạng xã hội đầy rẫy những thông tin tiêu cực thì qua phóng sự này, thông qua nhân vật cô giáo bị ung thư vẫn sống hết mình, chúng tôi mong muốn đem đến thông điệp: Hãy hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó lan tỏa lối sống tích cực trong các bạn trẻ”.  
Phóng viên Lan Anh (Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện Đak Pơ) cũng đã rất thành công khi thực hiện tác phẩm “Vào rẫy gọi em về” và được trao giải nhất thể loại phóng sự ngắn phát thanh. Chuyện kể về thầy giáo Tổng phụ trách Đội ở ngôi trường xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) đầy nhiệt huyết trong việc vận động học sinh đến trường. “Quá trình tiếp cận nhân vật, cùng nhân vật đến từng nhà học sinh đã cho tôi những cảm xúc hết sức chân thật để làm nên phóng sự này. Sự hết lòng, tâm huyết với công việc của những người thầy như thế rất đáng trân quý và cần được nhân rộng”-chị Lan Anh bày tỏ.
Những tấm gương khởi nghiệp, những người tham gia gìn giữ văn hóa truyền thống ở các địa phương cũng được các tác giả quan tâm khai thác, góp phần lan tỏa, chuyển tải thông điệp tích cực, yêu thương đến với đông đảo khán-thính giả. Có thể kể đến các tác phẩm như: “Hòa trùn khởi nghiệp” (nhóm tác giả Thanh Vui-Thúy Diện-Minh Trung), “Những cánh chim không mỏi” (Kim Ngân-Ksor Tuối-Gia Cư), “Nguyễn Đắc Kiên Bình và hành trình kết nối yêu thương” (Linh Chi), “Người hòa giải uy tín với dân làng” (Hoàng Viên)...
Tính chuyên nghiệp ngày càng cao
 
Ông Nguyễn Ngọc Hùng-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban tổ chức Liên hoan Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai lần thứ 8: “Qua 8 lần tham gia Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh, từng nhà báo, từng phóng viên lại có thêm kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng tác nghiệp cũng như chất lượng tác phẩm. Mỗi giải thưởng là một sự động viên kịp thời đối với những người làm công tác phát thanh, truyền hình, vừa là niềm vinh dự, tự hào vừa là động lực để anh chị em phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới”.

Theo thông tin từ Ban tổ chức Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh lần thứ 8-năm 2018, sau 8 tháng triển khai, Ban tổ chức đã nhận được 143 tác phẩm dự thi của 20 đơn vị. Trong số đó có 43 phóng sự ngắn truyền hình, 18 phóng sự dài truyền hình, 48 phóng sự ngắn phát thanh, 18 phóng sự dài phát thanh và 16 chương trình truyền thanh tổng hợp của Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện. Các tác phẩm đã bám sát thực tế cuộc sống, những vấn đề được dư luận quan tâm, khắc họa những nét độc đáo văn hóa địa phương, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội một cách chính xác, kịp thời, sâu sắc. Nổi bật là những chương trình mục tiêu lớn của cả nước, của tỉnh như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, công tác bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hay những bức xúc xã hội như ô nhiễm môi trường, yếu kém trong quản lý đất đai, bảo vệ rừng… Những tác phẩm được trao giải đều có tính phát hiện đề tài tốt, cách thể hiện sáng tạo, nội dung phong phú, lựa chọn ngôn ngữ báo chí phù hợp, hiệu quả, chuyển tải thông tin sinh động đến khán-thính giả. Qua 8 năm tổ chức, Liên hoan đã trở thành sân chơi chuyên nghiệp, là nơi để đội ngũ làm phát thanh, truyền hình trong tỉnh có cơ hội giao lưu, học hỏi, thể hiện trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của mình.
Phóng viên Lan Anh cho hay: “Đây là lần thứ 4 tôi gửi tác phẩm dự thi tại liên hoan và đã đạt giải nhất. Qua từng năm, tôi luôn cố gắng rút kinh nghiệm, đi sâu tìm tòi, khám phá cuộc sống để có đề tài mới, độc đáo. Liên hoan thực sự là nơi để những phóng viên ở cơ sở như chúng tôi được thử sức, so tài, gắn bó hơn với nghề”.
Đánh giá về liên hoan, ông Nguyễn Khắc Quang-Phó Giám đốc phụ trách Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Phó Trưởng ban giám khảo-cho biết: “Liên hoan năm nay đã nhận được sự quan tâm của đông đảo đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm phát thanh-truyền hình trên địa bàn tỉnh. Các tác phẩm dự thi đều bám sát hơi thở của cuộc sống, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng như của từng địa phương, cơ sở. Chất lượng các tác phẩm dự thi nhìn chung tốt hơn so với các kỳ liên hoan trước; nội dung, hình thức thể hiện sáng tạo và phong phú. Có thể nói đây là kỳ liên hoan thành công về nhiều mặt”. 
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...