Phát hiện loài thực vật (sâm cau) mới ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng cục Lâm nghiệp vừa cho biết, các nhà khoa học vừa công bố phát hiện có 1 loài thực vật mới được tìm thấy tại vườn quốc gia Cát Tiên của Việt Nam.


Theo Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp, loài sâm cau (còn gọi là sâm mây) mới với hoa màu vàng xanh, có tên khoa học là Peliosanthes luteoviridis (thuộc họ măng tây Asparagaceae), vừa được các nhà khoa học của thế giới hợp tác với các chuyên gia thực vật của Việt Nam phát hiện tại vườn quốc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai.
 

Hoa của cây sâm cau mới tại VQG Cát Tiên
Hoa của cây sâm cau mới tại VQG Cát Tiên


Theo mô tả của Nikolay A. Vislobokov và cộng sự thuộc Bộ môn Thực vật bậc cao, Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow - Nga cùng Trung tâm Khoa học và công nghệ nhiệt đới Việt - Nga (Cầu Giấy - Hà Nội), loài sâm cau này đã được chứng minh là một loài thực vật mới đối với khoa học, được phát hiện ở miền nam Việt Nam.

 

Lá cây sâm cau
Lá cây sâm cau



Loài này có các đặc điểm, hình thái gần giống với loài đã phát hiện trước đó là P. macrostegia, với các đặc điểm nhụy hoa tạo thành các vòng hình bán cầu, một vài nhụy cái bị thu hẹp đột ngột tạo thành kiểu hình chùy.
 

 Cây sâm cau mới tại VQG Cát Tiên
Cây sâm cau mới tại VQG Cát Tiên


Mặc dù vậy, loài sâm cau này cũng có một vài đặc điểm rất khác biệt như cụm hoa mọc dày đặc, cuống hoa hình trụ mảnh, các hoa có màu vàng xanh đặc trưng, đài hoa có kết cấu trong mờ và hơi mỏng.

Thông tin này đã được công bố trên trang biotaxa.org.

Cát Tiên là một khu rừng có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học giá trị của Việt Nam, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2001.

Đến năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã xếp hạng vườn quốc gia Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt.

Vườn quốc gia này trải dài trên 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước với hơn 80.000ha, được bao quanh bởi 90km sông Đồng Nai.

 

Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.