Quyết liệt phòng-chống cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, từ ngày 8-2 đến nay, khu vực các huyện: Mang Yang, Đak Đoa, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông và TP. Pleiku nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao khi nhiều diện tích rừng đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Vì vậy, ngành chức năng và các đơn vị chủ rừng đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Thời điểm này, các nhóm hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang thường xuyên vào rừng tuần tra, phát đốt thực bì nhằm giảm vật liệu dễ gây ra cháy rừng. Ông Lê Văn Thơm (thôn Châu Sơn, xã Đak Yă, huyện Mang Yang) cho biết: “Tôi cùng 7 hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 200 ha rừng thông ba lá tại xã Đak Yă, Đak Ta Ley và thị trấn Kon Dơng. Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, các thành viên trong tổ thay nhau vào rừng tuần tra, thu dọn thực bì ở những tiểu khu có nguy cơ cháy cao, phát đốt có điều khiển nhằm hạn chế không để xảy ra cháy”.

 Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang phát đốt thực bì để phòng-chống cháy rừng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang phát đốt thực bì để phòng-chống cháy rừng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ ngày 8-2 đến nay, khu vực các huyện: Mang Yang, Đak Đoa, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông và TP. Pleiku nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao khi nhiều diện tích rừng đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Vì vậy, ngành chức năng và các đơn vị chủ rừng đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Ông Nguyễn Văn Hùng-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang-cho hay: Từ trước Tết Nguyên đán, đơn vị phối hợp với các hộ nhận khoán phát đốt thực bì ở các khu vực rừng trồng từ những năm trước. Đồng thời, đơn vị tích cực tuyên truyền, vận động người dân sống gần rừng và các vùng trọng điểm cháy tại các xã Ayun, Đak Jơ Ta, Đak Yă, Đak Ta Ley và thị trấn Kon Dơng cùng tham gia PCCCR.

Tương tự, tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông), công tác phòng-chống cháy rừng trong mùa khô được triển khai từ trước Tết. Ông Đinh Văn Khẩn-Trưởng ban Quản lý-thông tin: Đơn vị thường xuyên tuyên truyền các hộ dân thực hiện nghiêm công tác PCCCR; thực hiện phát đốt có điều khiển tại khu rừng thông. Từ đầu mùa khô đến nay, Ban đã phân công trực 24/24 giờ, xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng xung kích chữa cháy rừng xã Ia Mơr và các đồn Biên phòng, Trung đoàn Kinh tế-Quốc phòng 710 và 156 hộ nhận khoán bảo vệ rừng của đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm soát nhằm phòng ngừa, giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Công tác PCCCR đang được các cấp, ngành và chủ rừng quan tâm thực hiện quyết liệt nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Dù vậy, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn. Ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê-cho biết: Diện tích rừng rộng, xen kẽ với nương rẫy của người dân nên nguy cơ cháy rất lớn. Hiện nay, lực lượng bảo vệ rừng ứng trực 24/24 giờ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các đám cháy nhỏ, hạn chế lây lan trên diện rộng. “Tuy nhiên, trang-thiết bị PCCCR của đơn vị còn thô sơ, lạc hậu. Khi xuất hiện cháy rừng thì lực lượng của đơn vị chỉ ngăn chặn được những đám cháy nhỏ, ở địa hình bằng phẳng. Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ các lực lượng chữa cháy rừng quá ít, nhất là lực lượng không chuyên trách; kinh phí đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR hàng năm còn chưa đáp ứng yêu cầu so với thực tế”-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê nêu khó khăn.

Trao đổi với P.V, ông Trương Văn Nam-Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho biết: Thời tiết khô hanh kéo dài như hiện nay tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn, nhất là một số diện tích rừng trồng có thực bì dày. Mặc dù còn nhiều khó khăn song các đơn vị đang nỗ lực huy động quân số túc trực 24/7, kết hợp với các tổ nhận khoán bảo vệ rừng tích cực phát huy tinh thần trách nhiệm, tăng cường tuần tra, kiểm soát, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức của người dân trong PCCCR rất quan trọng, được các đơn vị thường xuyên tuyên truyền, vận động, nhắc nhở.

 

 NGUYỄN DIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.