Thưởng địa phương có thành tích tiêu biểu xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương có thành tích tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Danh sách thưởng công trình phúc lợi được phê duyệt tại Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước số 2724/QĐ-CTN ngày 4-12-2015; các Quyết định Tặng cờ thi đua của Chính phủ số 2077/QĐ-TTg ngày 25-11-2015, số 2138/QĐ-TTg ngày 2-12-2015, số 2170/QĐ-TTg ngày 3-12-2015, số 2549/QĐ-TTg ngày 31-12-2015; các Quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ số 720/QĐ-TTg ngày 15-5-2014, số 2139/QĐ-TTg ngày 2-12-2015, số 2171/QĐ-TTg ngày 3-12-2015, số 2076/QĐ-TTg ngày 25-11-2015, số 2547/QĐ-TTg ngày 31-12-2015.

Việc thưởng công trình phúc lợi chỉ được áp dụng 1 lần cho các đối tượng được khen thưởng theo các quyết định nêu trên.

Số lượng đơn vị được thưởng công trình phúc lợi vốn ngân sách Trung ương, gồm: 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 51 đơn vị cấp huyện và 359 xã đã đạt thành tích tiêu biểu trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Tổng kinh phí khen thưởng 1.259 tỷ đồng

Về mức khen thưởng, với cấp tỉnh, thưởng công trình phúc lợi trị giá 30 tỷ đồng; với cấp huyện, thưởng công trình phúc lợi trị giá 10 tỷ đồng; còn với cấp xã, thưởng công trình phúc lợi trị giá 1 tỷ đồng.

Việc sử dụng kinh phí thưởng công trình phúc lợi được thực hiện trên địa bàn xã theo đúng quy định tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội và các quy định có liên quan.

Tổng kinh phí thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương là 1.259 tỷ đồng từ ngân sách trung ương; trong đó 638 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ còn lại giai đoạn 2014-2015; 445,8 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2016 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chưa phân bổ; 175,2 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển kế hoạch năm 2017 của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.