Chờ đợi những đột phá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn đã tăng thêm sức sản xuất và động lực cạnh tranh mới trong phát triển nông nghiệp-nông thôn, hướng tới sản xuất các sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ sắp đi vào cuộc sống. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông để giải quyết những thủ tục có liên quan đến Nghị định 210 được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới, tạo nên những đột phá trong ngành này.

Có thể thấy, trong thời gian qua, chưa có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm đến đầu tư vào khu vực nông nghiệp-nông thôn do thiếu sự hấp dẫn về chính sách đầu tư và chưa có hỗ trợ một phần chi phí đầu tư cho DN có dự án vào khu vực này. Do vậy, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn cùng các thông tư hướng dẫn sau đó hướng dẫn quy trình, thủ tục đầu tư, quy mô đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nội dung về danh mục, hoạt động được hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp; Bộ Y tế ban hành quy định danh mục cây dược liệu; Bộ Tài chính có Thông tư hướng dẫn về thanh-quyết toán... “Trong điều kiện nước ta vừa tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN thì đây thực sự là cú hích lớn, là động lực mạnh mẽ giúp ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững”-ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

 

Thu hoạch cà phê.     Ảnh: K.N.B
Thu hoạch cà phê. Ảnh: K.N.B

Bà Phạm Thị Hiếu-Phó Trưởng phòng Kinh tế (Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Theo Nghị định 210, DN đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn được hưởng rất nhiều ưu đãi, như: nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi nếu được Nhà nước giao đất thì được miễn tiền thuế sử dụng đất đối với dự án đó; dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 70% tiền thuế sử dụng đất; đối với nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được giao đất thì giảm 50% thuế sử dụng đất. Bên cạnh đó, DN sẽ được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học-công nghệ đến 1 tỷ đồng/dự án. Và nếu DN đầu tư vào cơ sở chăn nuôi gia súc sẽ được hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án (riêng với dự án chăn nuôi bò sữa cao sản thì mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự án) để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị...

Thực hiện Nghị định về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, tỉnh Gia Lai đã xây dựng danh mục đề nghị hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở đề nghị của DN với 19 dự án; tổng số vốn đề nghị hỗ trợ gần 1.680 tỷ đồng; trong đó vốn đề nghị ngân sách trung ương là trên 1.625 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương khoảng 50 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã thực hiện miễn tiền thuê đất cho 4 dự án đầu tư vào nông nghiệp với tổng diện tích gần 3.100 ha gồm: dự án trồng cỏ, chăn nuôi bò của Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai; dự án trồng cỏ, chăn nuôi bò của Công ty cổ phần Bò sữa Tây Nguyên; dự án trồng và chăm sóc cây hồ tiêu của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Siro cô đặc và Phân vi sinh tổng hợp của Công ty TNHH Thương mại Chế biến nông-lâm sản Đường Vạn Phát.


Riêng vấn đề cải cách thủ tục hành chính, ông Hồ Phước Thành cho biết, Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ban hành ngày 3-3 quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc giải quyết thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, thủ tục quyết định hỗ trợ đầu tư cho DN vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho DN. Theo đó, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ; thủ tục điều chỉnh quyết định của chủ trương đầu tư sẽ được giải quyết trong vòng 13 ngày và thời gian quyết định hỗ trợ đầu tư cho DN không quá 18 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trong năm 2016, Gia Lai tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp chất lượng cao, các dự án đi vào chiều sâu (chuyên canh, thâm canh) nhằm đưa chất lượng, giá trị của sản phẩm trên đơn vị diện tích canh tác ngày càng cao hơn, đặc biệt ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, chiếm ít diện tích, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.