Mỹ cấm nhập khẩu dầu khí Nga, thị trường "ngấm đòn" tức thì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Joe Biden tuyên bố cấm nhập khẩu dầu khí Nga vào Mỹ khiến giá xăng ở thị trường này lập đỉnh hôm 8.3.
Mỹ cấm nhập khẩu dầu khí Nga khiến giá xăng dầu tăng vọt. Ảnh: AFP
Mỹ cấm nhập khẩu dầu khí Nga khiến giá xăng dầu tăng vọt. Ảnh: AFP
Mỹ cấm nhập khẩu khẩu dầu, khí đốt tự nhiên và than của Nga
"Hôm nay, tôi tuyên bố rằng Mỹ đang nhắm mục tiêu vào huyết mạch chính của nền kinh tế Nga. Chúng tôi đang cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu khí và năng lượng của Nga" - CNN dẫn lời Tổng thống Biden phát biểu từ Nhà Trắng. "Điều đó có nghĩa là dầu của Nga sẽ không còn được chấp nhận tại các cảng của Mỹ và người dân Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh nữa vào cỗ máy chiến tranh của Nga".
Các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu khí Nga đã từng được coi là không có cơ sở khi các quan chức ở Mỹ và Châu Âu lo lắng về sự gia tăng đột biến giá trên toàn cầu. Nhưng áp lực ngày càng gia tăng đối với ông Biden để hành động, bao gồm cả từ Tổng thống Ukraina và các nhà lập pháp Mỹ của cả hai đảng.
Mỹ dự kiến sẽ thực hiện hành động này một cách đơn phương mà không có các đồng minh Châu Âu, do bất đồng giữa các quốc gia Châu Âu về việc có nên cấm nhập khẩu năng lượng của Nga hay không. Các nước EU phụ thuộc năng lượng của Nga nhiều hơn so với Mỹ. Không lâu trước tuyên bố của ông Biden, Vương quốc Anh thông báo có kế hoạch loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay.

Tổng thống Joe Biden công bố quyết định từ Nhà Trắng hôm 8.3. Ảnh: AFP
Tổng thống Joe Biden công bố quyết định từ Nhà Trắng hôm 8.3. Ảnh: AFP
Người Mỹ cảm nhận tác động tức thì
Ông Biden nhấn mạnh trong phát biểu của mình rằng quyết định của ông có thể sẽ gây tổn thương cho người Mỹ.
"Quyết định ngày hôm nay không phải là không phải trả giá ở Mỹ. Cuộc chiến của Nga đã gây thiệt hại cho các gia đình Mỹ tại các trạm bơm xăng. Kể từ khi ông Putin bắt đầu tập trung quân đội ở biên giới Ukraina, ngay thời điểm đó, giá xăng ở Mỹ đã tăng 75 cent và với hành động này, giá xăng sẽ tăng cao hơn nữa. Tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giảm thiểu việc ông Putin làm tăng giá tại quê nhà" - ông Biden nói.
Tổng thống cũng cảnh báo các công ty về việc lợi dụng đẩy giá trong thời kỳ khủng hoảng.
"Tôi muốn nói với các công ty dầu khí và các công ty tài chính rằng chúng tôi hiểu cuộc chiến của Nga ở Ukraina đang khiến giá cả tăng lên. Chúng tôi hiểu điều đó. Đó là điều hiển nhiên. Nhưng không phải vì cớ đó mà tăng giá quá mức hoặc tăng lợi nhuận hoặc lợi dụng tình trạng này và lợi dụng người tiêu dùng Mỹ. Cuộc chiến của Nga đang khiến chúng ta phải trả giá đắt. Và không có thời gian để trục lợi hoặc đẩy giá cả" - ông Biden nói.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh giá nhiên liệu ở Mỹ tăng chóng mặt trong khi thị trường dầu mỏ toàn cầu cũng rúng động. 

Giá xăng ở Los Angeles, California, Mỹ ngày 7.3. Ảnh: Getty
Giá xăng ở Los Angeles, California, Mỹ ngày 7.3. Ảnh: Getty
Theo RT, giá xăng ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào sáng 8.3, lên tới 4,17 USD/gallon (3,8 lít). Theo dữ liệu từ Hiệp hội Ôtô Hoa Kỳ (AAA) - tổ chức theo dõi giá tại hơn 60.000 trạm xăng trên cả nước - đây là giá xăng trung bình cao nhất trong lịch sử Mỹ. Kỷ lục trước đó được ghi nhận vào năm 2008, khi giá xăng ở Mỹ tăng lên 4,11 USD/gallon.
Giá dầu trên thị trường thế giới cũng tăng chóng mặt. Giá dầu Brent tăng 7,3% vào ngày 8.3, giao dịch ở mức 132,28 USD/thùng vào khoảng 13h00 GMT. Giá dầu WTI tăng vọt 7,6%, lên 128,51 USD/thùng.
Ngày 7.3 trước đó, cả dầu Brent và WTI đều vượt ngưỡng 130 USD/thùng - lần đầu tiên kể từ tháng 7.2008.
Theo thượng nghị sĩ Chris Coons (Đảng Dân chủ bang Delaware), người Mỹ sẽ phải trả giá cho cái gọi là “đứng lên giành tự do” trong những tuần tới vì các lệnh trừng phạt dự kiến ​​sẽ khiến giá năng lượng tăng vọt trên toàn thế giới.
Trước thông báo của ông Biden, thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ nói với CNN rằng giá dầu rất có thể tăng gấp đôi lên 300 USD/thùng, và giá xăng tăng hơn gấp ba lần lên 10 đến 14 USD cho mỗi gallon. Ông Coons cho biết, hậu quả từ cú sốc giá sẽ được cảm nhận trên toàn thế giới.
Nhập khẩu năng lượng từ Nga
Nhập khẩu của Mỹ từ Nga chiếm một phần nhỏ trong danh mục năng lượng của Mỹ - khoảng 8% vào năm 2021, trong đó chỉ khoảng 3% là dầu thô. Các quan chức kinh tế của Nhà Trắng đã làm việc trong hơn một tuần để tìm cách quản lý bất kỳ quyết định cắt giảm nhập khẩu nào. Bộ Năng lượng báo cáo rằng trong hai tuần cuối tháng Hai, nhập khẩu dầu của Nga giảm xuống 0 do các công ty Mỹ cắt đứt quan hệ với Nga, thực hiện hiệu quả lệnh cấm của chính họ.

Nhập khẩu dầu thô của Nga chỉ chiếm 3% nhu cầu ở Mỹ. Ảnh: AFP
Nhập khẩu dầu thô của Nga chỉ chiếm 3% nhu cầu ở Mỹ. Ảnh: AFP
Ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga
Các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng đối với Nga sau cuộc tấn công Ukraina cho đến nay đã miễn trừ xuất khẩu dầu.
Ông Biden cho biết gói trừng phạt kinh tế và kiểm soát xuất khẩu mà Mỹ áp đặt lên Nga đã gây "thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế Nga" và đồng rúp Nga đã giảm tới 30% giá trị kể từ khi ông Putin tiến hành cuộc tấn công vào Ukraina.
"Một đồng rúp bây giờ có giá trị không bằng một xu Mỹ" - ông Biden nói. Tổng thống cho biết Nga sẽ không thể tăng giá đồng rúp vì phương Tây đã loại các ngân hàng lớn nhất của Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế.
Tổng thống lưu ý các công ty lớn đã tạm ngừng dịch vụ của họ tại Nga, bao gồm Visa, Mastercard, American Express, Ford, Nike và Apple.
Anh loại dần nhập khẩu năng lượng của Nga
Bộ trưởng Kinh doanh và Năng lượng Anh Kwasi Kwarteng thông báo hôm 8.3 rằng Anh sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga - chẳng hạn như dầu diesel - vào cuối năm nay.

Nhà máy lọc dầu Fawley ở Southampton, Anh. Ảnh: Getty
Nhà máy lọc dầu Fawley ở Southampton, Anh. Ảnh: Getty
Thông báo về biện pháp này trên Twitter, Bộ trưởng Kwarteng nói giai đoạn chuyển đổi “sẽ cho thị trường, doanh nghiệp và chuỗi cung ứng có đủ thời gian để thay thế hàng nhập khẩu của Nga - chiếm 8% nhu cầu của Vương quốc Anh”.
Kwarteng nói thêm rằng chính phủ sẽ tiếp tục nhập khẩu từ "các đối tác đáng tin cậy như Mỹ, Hà Lan và Vùng Vịnh" và đang "tìm kiếm các lựa chọn" để ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, chiếm 4% nguồn cung cấp của Anh.
Trong khi Bộ trưởng Kwarteng nhấn mạnh rằng dầu của Nga chỉ chiếm 8% nhu cầu của Anh, một báo cáo của Bloomberg trước đó lưu ý rằng lệnh cấm cũng sẽ bao gồm các sản phẩm dầu tinh chế như dầu diesel. Nga hiện cung cấp khoảng 1/3 lượng dầu diesel nhập khẩu của Anh. Với giá dầu diesel hiện đã đắt hơn khoảng 45% so với giữa năm 2020 và cứ 10 người Anh thì có gần 4 người lái xe chạy bằng động cơ diesel, tác động của lệnh cấm có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những người lái xe ôtô.
Theo SONG MINH (LĐO)

https://laodong.vn/thoi-su-quoc-te/my-cam-nhap-khau-dau-khi-nga-thi-truong-ngam-don-tuc-thi-1021584.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.