Châu Âu trước khủng hoảng Syria: Đâu rồi thời oanh liệt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện Syria lúc này bộc lộ rõ nhất tình trạng sa sút uy thế của Liên minh châu Âu (EU). Và điều này không chỉ đúng ở Syria!
EU chưa biết phải xoay sở như thế nào trong vấn đề Syria hiện nay. Biếm họa của báo The Economist.
Sự không đồng tình của Nga khiến cho các thành viên EU hiện diện trong Hội đồng bảo an (HĐBA LHQ) không thành công với chủ ý có được một tuyên bố của HĐBA LHQ về chiến dịch quân sự hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Ba Lan đại diện cho EU muốn có sự thể hiện quan điểm của LHQ về diễn biến mới này ở Syria mà cụ thể là theo hướng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay chiến dịch quân sự hiện tại ở vùng lãnh thổ miền Bắc Syria.
Cái bóng của thời hoàng kim
Kết cục ấy đưa lại thêm bằng chứng mới nữa về vai trò và ảnh hưởng ít ỏi, nếu như không muốn nói là sự bất lực của EU trước diễn biến tình hình ở Syria nói riêng cũng như trong nhiều chuyện chính trị khu vực và thế giới nói chung. Trên phương diện thế và uy, tiềm lực thực tế và khả năng tác động ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ các nước thành viên, EU hiện tại dường như chỉ còn là cái bóng của thời hoàng kim đã từng có trong quá khứ.
Chỉ riêng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria không thôi chứ chưa cần nói đến chiến dịch quân sự hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng lãnh thổ miền Bắc Syria cũng đã đủ để khiến EU phải lo ngại và gây tác động rất tai hại trực tiếp tới EU. Mỹ rút quân ra khỏi Syria đồng nghĩa với việc toàn bộ khối Phương Tây phó mặc hoàn toàn cho Nga, chính phủ Syria của Tổng thống nước này Bashir al-Assad, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tự dàn xếp với nhau về cơ bản giải pháp chính trị hoà bình cho Syria trong tương lai. Như thế đâu có khác gì phe khối này mất cả chì lẫn chài ở Syria.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ khiến EU càng thêm lo ngại và khó xử bởi hai lý do.
Thứ nhất là lần này, Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ bật đèn xanh cho tiến hành tấn công quân sự nhằm vào lực lượng vũ trang YPG của người Kurd ở Syria mà điều kiện duy nhất của Mỹ chỉ là Thổ Nhĩ Kỳ "không được vi phạm nhân quyền". Mỹ đã có sự điều chỉnh rất cơ bản chiến lược và chính sách đối với Syria mà sự điều chỉnh này lại trái ngược với lợi ích chiến lược của EU.
Thứ hai, mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ với lần thứ ba đưa quân tràn sang Syria này không chỉ đơn thuần là tấn công lực lượng YPG mà còn thành lập hành lang an ninh dọc tuyến biên giới với Syria để rồi hồi hương hàng triệu người Syria hiện đang tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. EU lo ngại là người tỵ nạn rồi sẽ lại rồng rắn đổ về các nước thành viên EU như hồi mùa hè năm 2015 và chiến binh của IS cũng như các phần tử khủng bố, Hồi giáo cực đoan sẽ xâm nhập vào EU. EU vì thế cho rằng, ông Trump đã gây ra thách thức an ninh lớn mới cho EU.
“Định nghĩa” và phát hiện lại chính mình
Vấn đề hiện ở chỗ EU chưa biết phải xoay sở như thế nào. Trong vấn đề Syria, EU hiện gần như không đóng nổi vai trò gì, không thể cản Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các hoạt động quân sự nhằm vào YPG và người Kurd, không thể cứu vãn được sự sa sút thế và lực của các lực lượng nổi dậy chống chính phủ ở Syria, không thể lật đổ ông Assad và phải ngậm bồ hòn làm ngọt chấp nhận ông Assad cùng phe cánh đóng vai trò them chốt trong mọi ý tưởng hay định hướng giải pháp chính trị hoà bình cho Syria.
EU lại càng không thể ngăn cản Nga và Iran dẫn dắt cuộc chơi chính trị an ninh và địa chiến lược, củng cố và tăng cường vai trò và ảnh hưởng ở Syria. Mỹ còn phải cài số lùi ở Syria thì EU làm sao có được cơ nào chen chân, giữ phần hay gây dựng vai trò ở Syria.
Ở Syria hiện tại, EU bộc lộ rõ nhất tình trạng sa thế, sút uy thôi chứ ở các nơi khác trên thế giới cũng vậy. Trong chuyện căng thẳng giữa Mỹ và Iran, EU rồi cũng đã buông bỏ quan điểm độc lập với Mỹ và nỗ lực gây dựng vai trò trung gian hoà giải và ngả về phía Mỹ. Trong các vấn đề liên quan đến Ukraine chẳng phải EU cũng như vậy hay sao? EU trừng phạt Nga thật đấy và cũng gây khó cho Nga thật đấy nhưng rồi cũng vẫn phải luỵ Nga không ít hay sao? Rồi cả trong những vấn đề chính trị thời sự hiện tại khác nữa, EU đâu còn thấy chủ động và bản lĩnh, sáng tạo và có tầm nhìn chiến lược với ý tưởng giải pháp mới thể hiện xứng đáng với tác nhân quan trọng và quyết định đối với trật tự hiện tại và tương lai của cả thế giới.
Đúng là thời thế đã thay đổi theo hướng bất lợi nhiều hơn thuận lợi cho EU. Nhưng nguyên do chính lại nằm ở chính trong nội bộ EU mà việc nước Anh ra khỏi EU chỉ với tác động thuộc diện nhỏ nhất. EU đã lại đến thời điểm phải định nghĩa lại và phát hiện lại chính mình và làm việc này càng nhanh chóng thì mới càng sớm có thể có lại thời oanh liệt xưa.
Dân trí (Theo Dịch Dung /Thế giới & Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.