Liệu Tổng thống Trump có phải là đặc vụ Nga?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hồi cuối tuần qua, truyền thông Mỹ đã tung ra thông tin nghi ngờ rằng  Tổng thống Donald Trump làm đặc vụ cho Nga. Sau khi thông tin này xuất hiện, ngày 14-1, Tổng thống Trump đã lên tiếng bác bỏ. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử các đời Tổng thống Mỹ trước đó.
Phát biểu tại Nhà Trắng trước khi lên đường thăm TP New Orleans, Tổng thống Trump đã phủ nhận thông tin của báo Washington Post, trong đó cho rằng ông đã tịch thu những ghi chép của người phiên dịch và che giấu một số chi tiết về các cuộc gặp với Tổng thống Putin.
Tổng thống Trump khẳng định, ông không hề làm việc cho Nga và không biết gì về những ghi chép của người phiên dịch. Trong khi đó, báo New York Times đưa tin Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang điều tra về khả năng Tổng thống Trump làm việc cho Nga.
Ở bất kỳ thời điểm nào khác, với bất kỳ vị tổng thống nào khác của Mỹ, cảnh tượng vị Tổng tư lệnh - tức là một vị tổng thống đương chức - đứng trên thảm cỏ ở Nhà Trắng và nói với giọng khàn khàn rằng: "Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga" sẽ là một thảm họa chính trị tương đương với vụ hỏa hoạn ở cấp độ 5. Trong lịch sử, chưa bao giờ có một vị tổng thống của nước Mỹ được yêu cầu trả lời những câu hỏi nghiêm túc về lòng trung thành của mình giống như ông Donald Trump.
Tổng thống Trump đang chịu nhiều sức ép trong nước. Ảnh tư liệu
New York Times đưa tin rằng sau khi Tổng thống Trump sa thải GĐ Cơ quan điều tra liên bang (FBI) James Comey, các nhân viên liên bang Mỹ bắt đầu điều tra về việc liệu Tổng thống Trump có phải là một mối đe dọa tình báo hay không. Sự nghi ngờ này là đương nhiên sau khi Tổng thống Trump phàn nàn về ông Comey với các nhà ngoại giao Nga và sau đó nói với người dẫn chương trình Lester Holt của đài truyền hình NBC rằng ông “nghĩ đến Nga” khi sa thải GĐ FBI.
Điều gây rắc rối cho Tổng thống Trump là nghi án Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016, mà sau đó đã phủ bóng đen lên tính pháp lý tổng thống của ông. Thật nghiệt ngã, quyết định sa thải GĐ FBI Comey của ông Trump chính là nguyên nhân dẫn tới việc bổ nhiệm Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người khiến cho cuộc sống và công việc của vị tỷ phú này bị đảo lộn.
Và sự đảo lộn này có ảnh hưởng sâu rộng nếu chúng ta để ý trong thời gian gần đây. Tuần trước, Tổng thống Trump đã bay tới bang Texas để xem xét tình hình biên giới và thúc đẩy việc xây dựng một bức tường nhằm ngăn chặn điều mà ông gọi là "sự xâm lược" từ phương Nam. Bất chấp thực tế rằng chẳng có sự xâm lược nào cả và nhiều chính trị gia dọc biên giới này lên tiếng phản đối kế hoạch xây tường, nhưng ông Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy cái ý tưởng lãng phí thời giờ này.
Hôm 11-1 vừa qua, 800.000 nhân viên liên bang lần đầu tiên đã không được nhận lương và câu chuyện về nỗi băn khoăn của họ bắt đầu tăng lên.
Cuối tuần trước, báo Washington Post tiết lộ rằng Tổng thống Trump đã giữ bí mật, thậm chí ngay cả với các phụ tá thân cận của mình, về nội dung của những cuộc thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vì là địch thủ chính của Mỹ trên thế giới, mọi lời nói của ông Putin sẽ đều được các chuyên gia xem xét rất kỹ. Với việc giấu giếm này và bản thân lúc nào cũng thu lại những bản ghi chép của phiên dịch viên trong các cuộc gặp theo như thông tin trên tờ Washington Post, rõ ràng không có lý do gì để hoài nghi khả năng ông Trump có rất nhiều điều muốn che đậy.
Cũng vào cuối tuần trước, các quan chức của Cơ quan An ninh vận tải (TSA) đã bắt đầu lưu ý đến những vấn đề nghiêm trọng với hệ thống quét an ninh sân bay liên quan đến việc đóng cửa một phần Chính phủ Mỹ mà Tổng thống Trump nói hoàn toàn công khai, là trách nhiệm của ông. Làm việc không được trả lương, nhiều nhân viên TSA đã đồng loạt cáo ốm và ở sân bay Miami, một cửa đón khách liên tục bị đóng do thiếu hụt nhân viên. Thời gian để làm thủ tục an ninh kéo dài đến 90 phút ở sân bay Atlanta. Hiệp hội Du lịch Mỹ ước tính việc chính phủ đóng cửa sẽ gây tổn thất cho ngành du lịch 100 triệu USD mỗi ngày.
Hôm 13-1, kênh truyền hình CNN dẫn thông tin của trang mạng Axios khẳng định rằng, Tổng thống Trump đã bất ngờ sa thải GĐ ngân khố và quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney trong cuộc thương lượng ngân sách với các nhà lãnh đạo quốc hội. "Dừng, dừng, dừng ngay- ông đang làm gì vậy? Mick", Tổng thống đã nói như vậy trong cuộc họp. Trong số tất cả các phụ tá của Tổng thống Trump, ông Mulvaney là người rất trung thành, thậm chí tới mức bỏ qua những lời buộc tội cá nhân về những vấn đề nhất định, người ta có thể nghĩ rằng ông Mulvaney sẽ là người cuối cùng Tổng thống Trump có thể làm bẽ mặt theo cách này.
Yêu cầu của Tổng thống Trump cung cấp hàng tỷ USD để xây một bức tường vô ích là lý do dẫn đến việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần. Theo truyền thông Mỹ, bức tường này cũng là trọng tâm chính của một chiến dịch dựa vào hàng loạt lời nói dối và giả tạo để củng cố sự ủng hộ ở những bang truyền thống của ông Trump cho cuộc bầu cử tổng thống 2020 tới đây... Chính vì vậy, chừng nào các cuộc điều tra một số vấn đề liên quan Tổng thống Trump càng diễn ra ráo riết, thì chừng đó sự nghiệp chính trị của vị tỷ phú này sẽ càng thêm mệt mỏi.
Hồng Phúc (Pháp luật và Xã hội)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.