19 người chết, hơn 3.000 người cần giải cứu sau vụ vỡ đập ở Lào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ít nhất 19 người thiệt mạng sau vụ vỡ đập thủy điện ở phía đông nam Lào. Vẫn còn hàng trăm người khác mất tích và có thể đã thiệt mạng vì lũ do vỡ đập gây ra.

Người dân vùng lũ ở tỉnh Attapeu đi di tản. Ảnh: Reuters.
Người dân vùng lũ ở tỉnh Attapeu đi di tản. Ảnh: Reuters.


Ngày 25/7, Vientiane Times, dẫn lời một chủ tịch huyện, nói rằng 19 người "đã chết", hơn 3.000 người "cần cứu hộ" và 2.851 đã được giải cứu.

Trước đó, một quan chức cao cấp giấu tên trong chính phủ Lào đã nói rằng giới chức lo ngại hàng chục người đã thiệt mạng.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục công tác cứu hộ hôm nay nhưng mọi thứ rất khó khăn, hoàn cảnh cũng khó khăn. Hàng chục người đã thiệt mạng, con số thật có thể cao hơn", quan chức làm việc tại Vientiane nói với Reuters.

Trong khi đó, AFP, dẫn nguồn tin một quan chức lãnh sự Thái Lan cho biết 17 thi thể đã được tìm thấy sau trận lũ do vỡ đập thủy điện ở miền Nam của Lào gây ra. Quan chức này cho biết hiện chưa thống kê được số người mất tích.

Trước đó, hàng trăm người mất tích và nhiều người được cho là đã chết trong sự cố tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy. Vụ việc xảy ra tại công trình thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu vào lúc 20h ngày 23/7. Đập vỡ mang theo 5 tỷ m3 nước, làm "một số người thiệt mạng và vài trăm người mất tích", đồng thời cuốn theo một số ngôi nhà ở phía nam huyện Sanamxay.

Hơn 1.300 gia đình và khoảng 6.600 người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.

Lực lượng cứu hộ đang đối mặt nhiều thách thức về đi lại và liên lạc do địa bàn bị ảnh hưởng có phạm vi rất rộng. Chính quyền tỉnh Attapeu đã kêu gọi đảng ủy, các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp, quan chức cảnh sát và quân đội cũng như người dân quyên góp hỗ trợ cho các nạn nhân những nhu yếu phẩm như quần áo, thực phẩm, nước uống, thuốc men, tiền mặt.

Trao đổi với Zing.vn sáng 25/7, ông Nguyễn Bá Hùng, đại sứ Việt Nam tại Lào, cho biết: "Có khoảng 15 hộ gia đình người Việt đang sinh sống tại khu vực ngập. Thông tin ban đầu cho thấy họ đều an toàn, nhưng chúng tôi chưa thể xác minh cụ thể. Phía Lào cũng chưa có số liệu gì".


 

 Vị trí đập phụ (số 1) bị vỡ vào đêm 23/7, thuộc dự án thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy. Đồ họa: BBC.
Vị trí đập phụ (số 1) bị vỡ vào đêm 23/7, thuộc dự án thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy. Đồ họa: BBC.



KPL cho biết đập thủy điện đang được xây dựng bởi Công ty Năng lượng Xepian-Xe Nam Noy (viết tắt PNPC). Đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy dọc sông Mekong có công suất thiết kế 410 MW, ước tính cung cấp khoảng 1.860 GWh điện/năm khi đưa vào sử dụng.

Đập thủy điện dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019, theo website PNPC. Theo kế hoạch, khoảng 90% lượng điện sản xuất ra sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan, phần còn lại được phân phối tại địa phương.


Sự cố xảy ra tại đập dâng D nằm trên sông Xe-Namnoy, thuộc Dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở tỉnh Attapeu, phía đông nam Lào.

Ngày 22/7, công ty Hàn Quốc SK Engineering & Construction phát hiện vết nứt trên công trình đập và lập tức cảnh báo cho chính quyền địa phương.

Ngày 23/7, SK Engineering & Construction nỗ lực khắc phục bất thành. Đến 18h cùng ngày, mức độ hư hại của công trình trở nên nghiêm trọng do lượng nước đổ về tăng cao sau nhiều ngày mưa.

Khoảng 20h ngày 23/7, công trình sụp đổ, giải thoát lượng nước gần 5 tỷ m3 xuống hạ lưu, hướng về khu vực dâng cư cách đó gần 5km. Khoảng 6 bản của huyện Sanamxay chìm trong biển nước, gồm: Yai Thae, Hinlad, Mai, Thasengchan, Tha Hin, và Samong.

Ngày 24/7, truyền thông Lào cho biết hơn 1.300 gia đình và 6.600 người rơi vào cảnh mất nhà cửa. Ít nhất 100 người được thông báo mất tích.

Ngày 25/7, chính quyền địa phương xác nhận tìm thấy 17 thi thể các nạn nhân.

Ông Nguyễn Bá Hùng, đại sứ Việt Nam tại Lào, cho biết có 15 hộ gia đình người Việt đang sinh sống tại khu vực ngập. Thông tin ban đầu cho thấy họ đều an toàn. Đại sứ quán đã cử người đến hiện trường và tiến hành các biện pháp hỗ trợ cho địa phương gặp nạn.


Phương Thảo (zing)
 

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.