Chương trình tín dụng giàu tính nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai là tỉnh miền núi, 45% là đồng bào dân tộc thiểu số-chủ yếu là Jrai và Bahnar điểm xuất phát thấp, trình độ mọi mặt hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, nhất là bà con nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là vốn hỗ trợ bà con xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống.
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Để xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ các đối tượng chính sách, trong các nguồn lực đầu tư, có nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cho vay hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Thành quả đạt được  cho thấy tầm quan trọng của một kênh vốn phục vụ giàu tính nhân văn. Cho đến quý II-năm 2014, dư nợ cho vay thuộc 11 chương trình của Ngân hàng Chính sách Xã hội-Chi nhánh Gia Lai đạt trên 2.600 tỷ đồng với trên 150 ngàn hộ vay. Nguồn vốn đã giúp trên 200 ngàn lượt hộ nghèo vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần 20 ngàn lao động, giúp trên 60 ngàn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để chi phí học tập, giải quyết trên 900 đối tượng chính sách vay vốn đi xuất khẩu lao động, giúp trên 10 ngàn hộ nghèo được vay vốn xây dựng nhà ở, xây dựng trên 40 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS-VSMTNT) .Vốn tín dụng đã góp phần đáng kể kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh, giúp trên 70 ngàn hộ vay vốn thoát nghèo, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Riêng với chương trình cho vay NS-VSMTNT, thực hiện Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16-4-2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và môi trường nông thôn, Văn bản số 1411/NHCS-KHNV ngày 3-8-2004 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay NS-VSMTNT của Ngân hàng Chính sách Xã hội-Chi nhánh tỉnh đã triển khai cho các phòng giao dịch triển khai thực hiện, nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, mức vay 4 triệu đồng/công trình, thời gian vay 60 tháng.

 

Ảnh: Nguyễn Hồng
Ảnh: Nguyễn Hồng

Đến năm 2014, trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch dư nợ của chương trình tại Chi nhánh là 40.000 triệu đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã triển khai cho vay vốn để sửa chữa, cải tạo các công trình hiện có và nâng mức vay tối đa đối với 1 công trình từ 4 lên 6 triệu đồng, bắt đầu thực hiện từ 1-5-2014. Chi nhánh đã báo cáo UBND tỉnh, chủ động tham mưu cho Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phân bổ nguồn vốn đến các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời triển khai cho vay. Trong quá trình triển khai, các phòng giao dịch tham mưu cho Trưởng ban Đại diện ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các xã còn nhiều hộ chưa có công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc gia. Chi nhánh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cho vay theo hình mẫu phù hợp với từng địa phương và tiêu chuẩn quốc gia; phối hợp với các hội-đoàn thể xây dựng kênh dẫn vốn thông suốt đến các xã, người dân và thực hiện giải ngân trực tiếp đến tay người vay, kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay.

Là một trong những hộ thụ hưởng chương trình, ông Brech, ở Pleiku Tiêng, xã Tân Sơn (TP. Pleiku) nói: Trước đây gia đình vẫn dùng nước giọt, mùa mưa nước đục, mùa khô cạn kiệt, không đảm bảo vệ sinh, nhiều người trong làng mắc bệnh đường ruột, mắt đỏ và nhiều bệnh khác nữa. Nhưng từ khi có chương trình tín dụng NS-VSMTNT, được vay vốn, nhiều gia đình xây dựng giếng nước, sử dụng nước vệ sinh, thuận lợi.

 

Kết quả 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay thuộc chương trình đạt 47.683 triệu đồng, đầu tư xây dựng 11.721 công trình (5.960 công trình nước sạch, 5.761 công trình vệ sinh). Dư nợ cho vay đến 12-6-2014 là 184.890 triệu đồng, với 24.721 hộ dư nợ, đạt 98,85% kế hoạch; đầu tư xây dựng được 24.089 công trình nước sạch và 22.108 công trình vệ sinh; nợ quá hạn chiếm 0,23%/tổng dư nợ.

Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tân Sơn-ông Phạm Phụng phấn khởi cho biết: Xã có 1.236 hộ dân, 5.355 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số Jrai là 291 hộ, 1.389 khẩu. Trước chương trình tín dụng NS-VSMTNT, bà con trong xã đã quan tâm tìm hiểu và tích cực vay vốn xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh. Đến nay, dư nợ cho vay của chương trình này tại xã là 1.713 triệu đồng, với 231 hộ vay, trong đó có 91 hộ dân tộc thiểu số. Đánh giá về hiệu quả, ông Phụng cho rằng: Cho vay xây dựng công trình nước sạch, nhà vệ sinh rất thiết thực. Bởi, thứ nhất là giải quyết vấn đề vốn cho dân;  thứ hai là giúp họ bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống; thứ ba là chương trình có sức lan tỏa mạnh mẽ bởi  ý nghĩa nhân văn của nó; thứ tư là góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Với Gia Lai sau 11 năm triển khai thực hiện, tín dụng NS-VSMTNT đã phát huy tốt hiệu quả và ý nghĩa, giúp nhân dân có vốn để đầu tư xây dựng mới và cải tạo lại nhiều công trình nước sạch, vệ sinh góp phần cải thiện môi trường sống, điều kiện sinh hoạt tốt hơn, nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán lạc hậu, mang lại ý nghĩa thiết thực về kinh tế-xã hội.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.