TP. Pleiku: Mô hình nuôi dế cho hiệu quả kinh tế cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trại dế là một mô hình kinh tế mới xuất hiện và phát triển ở TP. Pleiku trong vài năm gần đây. Với nguồn vốn đầu tư thấp, công sức bỏ ra không nhiều nhưng hiệu quả thu về lại khá cao, nghề nuôi dế đang dần trở thành một xu hướng làm giàu mới của người dân Phố núi.    

Người “khai trương” trại dế

Hiện nay, trên địa bàn TP. Pleiku có khoảng trên dưới 10 cơ sở nuôi dế, từ những trại dế quy mô đến các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó, được nhiều người biết đến nhất là trại dế Trung Tuyến (222/8 Nguyễn Tất Thành). Theo lời của anh Nguyễn Trung Tuyến- chủ nhân trại dế- mô hình này được anh mở ra cách đây 3 năm, khi đó ở TP. Pleiku chưa có ai kinh doanh dế kiểu trang trại.

 

Anh Phạm Thế Chính bổ sung thức ăn và nước uống cho dế. Ảnh: Hồng Thi.
Anh Phạm Thế Chính bổ sung thức ăn và nước uống cho dế. Ảnh: Hồng Thi.

Trước đó, sau một thời gian tìm hiểu và nhận ra giá trị kinh tế từ con dế, anh đã “Nam tiến” vào tận Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) để học nghề. Với mức học phí 5 triệu đồng, anh được chuyển giao một số kiến thức về công nghệ, kỹ năng nuôi dế và một số dế giống mang về.

Thời gian đầu, anh cũng gặp không ít khó khăn: kinh nghiệm ít, kỹ thuật nuôi chưa thuần thục, cộng với khí hậu Gia Lai nóng lạnh thất thường khiến cho lượng dế giống của anh cứ ngày một vơi dần. Không nản chí, anh bắt đầu bồi đắp thêm kiến thức từ sách, báo, internet... cũng như đúc kết kinh nghiệm từ những lần thất bại để vận dụng vào mô hình chăn nuôi của mình một cách hợp lí và đúng cách. Cuối cùng số dế giống còn lại đã thích nghi và sinh sản tốt. “Dế là con vật rất khỏe mạnh, ít bệnh và dễ nuôi, chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ là chúng phát triển tốt. Có điều là thời tiết ở Gia Lai không được ổn định lắm, những lúc nhiệt độ xuống khoảng 15-16oC thì dế biếng ăn ngay và hầu như nằm một chỗ. Vì thế, khâu giữ ấm là rất quan trọng, con dế chỉ sống tốt ở nhiệt độ 25-30 thôi” - anh Tuyến cho biết.

 

Những “chú” dế chó 2 tháng tuổi của trại dế Thế Anh. Ảnh: Hồng Thi.
Những “chú” dế chó 2 tháng tuổi của trại dế Thế Anh. Ảnh: Hồng Thi.

Vừa nuôi vừa mở rộng quy mô, đến nay, trại dế của anh được xây dựng khá khang trang với diện tích 120m2. Ngoài việc nuôi dế thương phẩm, cơ sở của anh còn kinh doanh dế giống và dế thịt. Giống dế anh nuôi là dế than nên từ lúc trứng nở đến khi tiêu thụ được chỉ mất 2 tháng. Mỗi ngày, trang trại cung cấp cho thị trường 2-3kg dế thương phẩm với giá 250.000 đồng/kg. Hàng năm, sau khi trừ mọi chi phí, anh thu về khoảng 80 triệu đồng.

Thu nhập thêm từ trại dế

Gắn bó với nghề nuôi dế được 2 năm, anh Phạm Thế Chính (giảng viên thể dục, Trường CĐ Sư phạm Gia Lai)- chủ trại dế Thế Anh- giờ đây cũng đã xây dựng được cho mình một cơ sở ổn định. Sau nhiều đêm trăn trở về một công việc vừa kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình, vừa đảm bảo công tác giảng dạy ở trường, anh quyết định thử sức với con dế. Bởi theo anh, nuôi dế ít tốn kém, không mất nhiều thời gian chăm sóc, dễ nuôi mà lại cho thu nhập ổn định, rất phù hợp với một nhà giáo như anh.

 

Anh Chính đang giới thiệu với bạn về mô hình và kỹ thuật nuôi dế của mình. Ảnh: Hồng Thi.
Anh Chính đang giới thiệu với bạn về mô hình và kỹ thuật nuôi dế của mình. Ảnh: Hồng Thi.

Qua thông tin trên mạng, anh lặn lội vào tận trại dế Thanh Tùng ở Bình Dương để học cách nuôi, chăm sóc dế và mua 100 con dế giống mang về (khi đó tương ứng với giá 10.000 đồng/con). Về đến Gia Lai, do đường xa, dế chưa thích nghi với môi trường sống mới nên số dế giống hao hụt đi gần một nửa. Lúc ấy, anh tự nhủ, con nào tồn tại được tức là đã thích nghi và chắc chắn thế hệ sau của nó sẽ sống tốt. Anh Chính cho biết thêm: “Giống dế tôi nuôi là giống dế chó, có màu vàng hung như màu lông ngựa, chúng hoạt động mạnh chứ không hiền như dế than. Thời gian nuôi lâu hơn các loại dế khác, để bán được phải nuôi mất 3 tháng”.

Sau nhiều lần có kết quả, tận dụng không gian thừa trong gia đình, anh quyết định nhân rộng mô hình bằng cách đầu tư thêm các trang thiết bị dụng cụ nuôi dế. Từ 1 thùng ban đầu, đến nay, số lượng thùng nuôi của anh đã lên đến 300, mỗi ngày cung cấp khoảng 1-1,5kg dế cho thị trường với giá 300.000 đồng/kg. “Để con dế sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao, bên cạnh cám gạo, tôi còn chú ý đến nguồn thức ăn sạch và tươi cho dế. Ngoài việc tận dụng một góc vườn để trồng rau, thỉnh thoảng tôi hay đi cắt cỏ ở hồ Đức An về cho dế ăn chứ không dám mua rau ngoài chợ, lỡ trúng thuốc sâu thì dế chết hết” - anh Chính chia sẻ kinh nghiệm.

Nhờ “yêu” và gắn bó với dế, cuộc sống gia đình anh Chính giờ đây đã khá ổn định. Trong tương lai, anh Chính cũng dự định sẽ xây dựng và phát triển một mô hình kinh tế khép kín, kết hợp việc nuôi dế với nuôi tắc kè và kì đà để tận dụng lượng dế bị loại sau sàn lọc.

Niềm tin vào một thị trường tiêu thụ tiềm năng

Khi mới bước vào mô hình kinh doanh này, hầu hết các chủ trại đều gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Họ từng phải xách dế đi khắp các nhà hàng, quán nhậu trong thành phố để chào bán. Thị trường tiêu thụ chính của các trại dế vẫn là địa bàn TP. Pleiku và một số huyện lân cận trong tỉnh. “Đa phần khách hàng mua dế để làm thức ăn cho cá cảnh, chim cảnh hay tắc kè...còn số lượng dế cung cấp cho nhà hàng, quán nhậu để chế biến thức ăn rất hạn chế. Bởi lẽ người dân Gia Lai mình chưa quen với việc thưởng thức những món ăn chế biến từ thịt côn trùng. Tuy nhiên, với những trang trại quy mô nhỏ thì lượng khách hàng hiện tại cũng gọi là ổn định”- anh Tuyến tâm sự.

 

Còn chủ nhân trại dế Thế Anh thì nhận định: Thịt dế có hàm lượng đạm và protein cao, lại ít cholesterol, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, nhất là những người bị bệnh tiểu đường, béo phì. Cũng vì thế mà hiện nay, nhiều nước trên thế giới khuyến khích việc ăn côn trùng. Những ai chưa quen thì thấy ngại dùng chứ thật sự những món ăn chế biến từ dế rất ngon. Trong tương lai, khi mọi người dần thích nghi với gu ẩm thực này thì Gia Lai sẽ là một thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng.

Hồng Thi
 

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.