Lừa đảo tài khoản ngân hàng tăng cao dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cận Tết luôn là thời điểm khách hàng cần tăng cường cảnh giác khi giao dịch ngân hàng điện tử và thẻ tín dụng.

 Cảnh giác giao dịch ngân hàng qua mạng cuối năm- Ảnh: Ngọc Thắng
Cảnh giác giao dịch ngân hàng qua mạng cuối năm- Ảnh: Ngọc Thắng



Theo Ngân hàng Vietcombank, cận Tết hằng năm luôn là thời điểm khách hàng có nhu cầu giao dịch tăng cao đột biến, đặc biệt là các giao dịch mua sắm trực tuyến. Đây cũng là thời điểm mà các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Một số thủ đoạn lừa đảo được thực hiện nhiều như lấy cắp thông tin dịch vụ ngân hàng, lừa đảo khách hàng tự chuyển tiền… Cụ thể, đối tượng lừa đảo giả mạo website/Fanpage của ngân hàng và gửi đường link giả mạo để khách hàng nhập thông tin. Hoặc kẻ lừa đảo sẽ tìm cách lừa khách hàng cài đặt phần mềm gián điệp; giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát… và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin…

 Vietcombank khẳng định không bao giờ gửi đường link hoặc liên hệ với khách hàng để yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật dưới mọi hình thức. Vì vậy, các yêu cầu cung cấp thông tin (nếu có) đều là giả mạo, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin khi nhận được các yêu cầu này.

Không chỉ thế, kẻ gian có thể giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát, nhân viên bưu điện, viễn thông, giao hàng… yêu cầu khách hàng chuyển tiền đến tài khoản của kẻ gian. Vì vậy, khách hàng cần nâng cao cảnh giác, xác định đúng thông tin của người liên hệ. Đặc biệt, không thực hiện chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Đồng thời, báo cho cơ quan công an/cơ quan chức năng nơi gần nhất nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ.

Ngoài ra, dịp cuối năm, các cơ quan công an, dịch vụ tài chính cũng liên tiếp cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo như có nhiều kẻ sử dụng số điện thoại ảo, lập số điện thoại gần giống số đường dây nóng của ngân hàng hay cán bộ cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án... hù doạ người nghe rằng họ đang nằm trong danh sách rửa tiền, đề nghị mở tài khoản và đăng ký tài khoản ngân hàng điện tử tại ngân hàng X để kiểm tra nguồn tiền... Hay chiêu trò cũ nhưng vẫn được sử dụng là thông báo cho người nghe hiện bưu điện đang ghi nhận bưu phẩm liên quan đến dư nợ thẻ tín dụng của nạn nhân. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân truy cập vào đường dẫn của cơ quan công an điều tra để được hỗ trợ chuyển tiền ngay. Nếu không đồng ý truy cập và thanh toán sẽ chịu truy tố trước pháp luật. Các nạn nhân thực hiện theo yêu cầu của đối tượng giả danh sẽ bị thiệt hại tài chính…

Theo MAI PHƯƠNG (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.