Lại nói về con đường thông ở Diên Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngẫu nhiên việc quy hoạch rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ đã tặng cho 2 đầu đường Trường Sa thuộc xã Diên Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) 2 khu rừng trồng rất đẹp. Nếu đoạn giáp đường Trường Chinh được cơ cấu trồng xen thông 3 lá, keo tai tượng, keo lá tràm thì đầu bên kia nối với đường Lê Thánh Tôn (đường Cao Bằng) gần như thuần loại thông 3 lá.
Tôi đã từng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thông này, một diện tích xanh hiếm hoi còn sót lại của TP. Pleiku với con đường nhựa vắt ngang là điểm nhấn. Cung đường với 2 đoạn cong dốc thoai thoải như tấm áo lụa làm nổi bật vẻ đẹp của khu rừng.
Tiếc thay, nhiều năm qua, đây cũng là nơi tập trung thải rác sinh hoạt của cư dân quanh đó. Khắc phục tình trạng này, khoảng thời gian nửa cuối năm 2020, 1 tấm biển cảnh báo với mức phạt không nhỏ được dựng lên ngay trên điểm thải rác tự phát, 1 chiếc camera quan sát cũng đã được lắp ráp cạnh đó. Tuy nhiên, qua theo dõi, xem chừng chưa thực sự hiệu quả; bởi rác vẫn cứ mặc nhiên bừa bãi suốt dọc tuyến và các ban ngành liên quan vẫn phải thường xuyên kiên trì dọn dẹp.
Con đường thông ở xã Diên Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Sơn
Con đường thông ở xã Diên Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Sơn
Cũng cần nói thêm rằng, dịch vụ thu gom rác thải tại nhà ở khu vực này vẫn chưa được triển khai triệt để và thiếu những điểm gom được quy định cụ thể. Gia đình tôi khi mới về cư trú ở đây thường bỏ rác tại một điểm-đoạn gần ngã tư Hoàng Sa-Trường Sa. Điểm thu gom này được đánh dấu bằng 1 chiếc xe thô sơ chuyên dùng của Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị.
Nhưng rồi, chiếc xe này bỗng dưng... biến mất và thay vào đó là biển báo cấm đổ rác mà không hề có một hướng dẫn nào. Điều này đã gây bối rối cho những cư dân ở đây, trong đó có gia đình tôi. Có lẽ vì thế mà việc xả rác ở nơi này càng trở nên bừa bãi, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Trở lại với khu rừng thông Diên Phú, tôi muốn nhắc lại một đề nghị về sự đầu tư có tính toán để biến nơi này thành một lâm viên. Tôi tin chắc rằng, sự cuốn hút của địa điểm sẽ không thua kém con đường thông cổ thụ nổi tiếng ở xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh), giá trị sẽ tăng thêm rất nhiều nếu được đầu tư, kết hợp tổ chức kinh doanh hợp lý, hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ một cách hiệu quả.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.