Cái khẩu trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuộc đời này còn bao nhiêu chuyện khó khăn, phiền toái hơn mà ta vẫn vượt qua được thì có khó gì chuyện làm quen với cái khẩu trang vì bình an của bản thân, của cộng đồng. 
Ngày thường, tôi lao động nặng nên rất ghét đeo khẩu trang. Nó khiến tôi bí bách, thậm chí ngộp thở mỗi khi phải lao động với cường độ cao, cần lượng dưỡng khí nhiều.
Không riêng tôi, nhiều đồng nghiệp cũng cùng chung tâm trạng. Ông hàng xóm cạnh nhà tôi còn tuyên bố: "Chừng nào bệnh chết hẵng hay chứ bắt đeo khẩu trang cả ngày là tôi… dẹp. Chưa chết vì bệnh đã muốn chết vì ngộp rồi!". Tôi nghe mà bụng rất tán đồng với lý sự ngang như cua của ông, có điều không dám công khai do sợ bị… vợ la!
Đó mới là nói chuyện đeo khẩu trang để chống khói bụi thông thường. Không ai không biết chuyện không gian sống của chúng ta đang ngày càng ô nhiễm. Tuy nhiên, ô nhiễm gây bệnh tật dẫn tới chết chóc là một quá trình âm thầm, tiệm tiến. Chậm, khó thấy nên dễ khiến người ta sinh tâm lý ỷ lại, chủ quan với cái hậu quả “chưa thể thấy liền” của việc không đeo khẩu trang. Song, từ ngày đại dịch Covid-19 bùng phát thì mọi chuyện đã khác.
Ở nước ta nhờ Chính phủ có đối sách đúng đắn ngay từ đầu nên tình hình dịch bệnh chưa đến mức nghiêm trọng. Vậy nhưng qua các phương tiện truyền thông, những thông tin kinh hoàng về sức tàn phá, lây lan của đại dịch trên thế giới đã gần như hàng ngày, hàng giờ được cập nhật tận mắt, tận tai cộng đồng.
Công cụ phòng tránh lây lan có nhiều nhưng quan trọng nhất theo khuyến cáo của nhà chức trách chính là… khẩu trang. Đeo khẩu trang ngay khi ra khỏi nhà. Đeo luôn luôn, đặc biệt lúc đến nơi công cộng, trong môi trường ta buộc phải tiếp xúc với người khác. Đeo khẩu trang kết hợp cùng việc giữ cự ly tiếp xúc an toàn, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn là biện pháp phòng vệ cơ bản nhưng vô cùng hữu hiệu để chống lây lan trong cộng đồng.
Nghe thì nghe vậy, nhưng thú thật ban đầu, tôi cũng nửa tin nửa ngờ. Hễ có cơ hội là lột ngay xuống, mặc cho xung quanh vẫn có đông người!
Hành khách tuân thủ quy định đeo khẩu trang tại Cảng Hàng không Pleiku. Ảnh: Lê Hòa
Hành khách tuân thủ quy định đeo khẩu trang tại Cảng Hàng không Pleiku. Ảnh: Lê Hòa
Mãi tới lúc thông tin về chuyện “vỡ trận” vì Covid-19 của một số quốc gia phát triển mà nguyên nhân chỉ vì người dân không chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng vệ cơ bản như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang thì tôi với các “đồng đội” thuộc trường phái “coi thường khẩu trang” mới đâm hoảng.
Covid-19 đã cướp đi hàng trăm ngàn mạng người trên thế giới; cướp đi nhanh chóng, tàn nhẫn chứ không còn là thứ nguy cơ tiệm tiến (như ô nhiễm môi trường) để con người có thể “nói lụi” theo kiểu “thà chết không đeo khẩu trang”. Đành chấp nhận: Ngộp hay vướng víu gì cũng phải đeo. Bản năng sinh tồn lớn lắm, đâu ai dám đem sinh mạng mình ra để đùa!
Đeo riết thành quen. Vả lại, khi tư tưởng thông rồi thì ai cũng dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh. Càng mừng hơn khi trong đợt tái nhiễm lần này, mặc dù địa phương tôi vẫn còn là “vùng trắng” (chưa có người mắc bệnh) nhưng ngoài đường, nơi chợ búa, nơi công cộng đâu đâu cũng thấy người dân tự giác mang khẩu trang sắp lượt. Ý thức cộng đồng cao là một trong những điểm mạnh cơ bản giúp chúng ta đối phó với đại dịch.
Nghĩ lại chợt thấy buồn cười: Cuộc đời này còn bao nhiêu chuyện khó khăn, phiền toái hơn mà ta vẫn vượt qua được thì có khó gì chuyện làm quen với cái khẩu trang vì bình an của bản thân, của cộng đồng. 
 Y NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.