Nhọc nhằn nghề cào hến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cứ đến khoảng tháng 4, người dân vùng thung lũng sông Yun (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) lại rủ nhau đi cào hến. Dù chỉ là mưu sinh tạm thời nhưng việc cào hến cũng mang lại một khoản thu nhập kha khá cho người dân trong vùng vào mùa nước cạn. 
Theo chân chị Kpă H’Nga (làng Plei Ring Đáp), chúng tôi men theo con đường đất nhỏ dọc cánh đồng làng khoảng 2 cây số để tới khu vực sông Yun. Sông mùa này cạn đi nhiều, nước trong vắt, lững lờ trôi. Hến ở sông Yun được nhiều người ưa chuộng vì vị ngon, ngọt mà không tanh mùi bùn. Do vậy, vào thời điểm này, mọi người tập trung cào hến ở đây rất đông.
Chị Kpă H' Nga miệt mài cào hến trên sông. Ảnh: V.C
Chị Kpă H' Nga miệt mài cào hến trên sông. Ảnh: V.C
Công việc cào hến bắt đầu từ 8 giờ cho đến tận 14 giờ. Đồ dùng chỉ gói gọn trong 3 thứ: 1 chiếc rổ nhựa, 1 cái cào và 1 chiếc gùi. Chiếc cào được làm bằng khung sắt có gắn lưới, phía trên là thanh tre dài làm tay cầm. Miệng chiếc cào có những thanh sắt nhọn giúp cào sâu xuống bùn cát. Chị H’Nga chỉ dẫn: “Muốn bắt được hến phải miết mạnh cào xuống, kéo giật lùi khoảng 2 m rồi nhấc lên, xóc cho rời hết cát và đá nhỏ, sau đó đổ ra rổ đãi, chọn lấy hến bỏ vào gùi. Công việc cứ thế không lúc nào ngơi tay. Khi gùi đầy hến cũng là lúc trời đã chuyển sang chiều”.
Tham gia cào hến đã 5 năm nay, chị H’Nga cho biết: Gặp bãi nhiều hến thì một người có thể cào được 20 kg mỗi ngày, nhưng có hôm chỉ 5-6 kg. Đầu mùa giá hến dao động trong khoảng 12.000-15.000 đồng/kg thì cũng kiếm được khoảng 250-300 ngàn đồng/ngày. Nhưng khi mùa hến rộ, giá chỉ còn khoảng 8.000 đồng/kg thì thu nhập chẳng đáng là bao. Chị Nay H’Blanh-một người cùng làng-chia sẻ: “Do có nhiều người cào nên hến ngày càng ít, phải đi xa mới có. Nhiều hôm đi bộ mất cả giờ đồng hồ mới tới địa điểm cào hến nhưng kéo lên chỉ toàn đá chứ hến chẳng bao nhiêu”.
Bắt hến là việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra rất vất vả vì đòi hỏi người cào hến phải có sức khỏe dẻo dai, vừa chịu được cái lạnh khi phải ngâm mình dưới nước cả ngày, vừa hứng cơn nắng hè rát lưng, rát mặt. Chưa kể, họ còn dễ bị mẩn ngứa, đau lưng, thấp khớp, giẫm phải vật sắc nhọn làm rách da, chảy máu và những rủi ro khác. Nhọc nhằn là thế nhưng đây là nghề kiếm sống không cần bỏ vốn, chỉ cần bỏ công đãi hến đem về làng là có người tới thu mua ngay nên bao năm qua người dân nơi đây vẫn gắn bó.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.