Bệnh từ miệng mà ra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nỗi lo sợ virus corona lây lan dường như chỉ có ở những người quan tâm đến sức khỏe, còn một số thực khách, nhất là khách nhậu, vẫn "vô tư".



Cứ rảnh một chút, tôi lại mở máy tính đọc báo, trong đó các thông tin về virus corona được đọc đầu tiên. Đọc báo thấy số người chết vẫn tăng nhanh, TP Vũ Hán vẫn căng như "thời chiến". Việt Nam cũng đã có bệnh nhân thứ 15 nhiễm virus corona. Mặc dù báo đã cho đăng bài viết khuyến cáo "Không ai biết khi nào dịch qua đi nhưng đừng đánh mất hy vọng!" nhưng người đọc vẫn lo lắng.

Thế nhưng, bước chân ra đường, nỗi lo sợ virus corona lây lan dường như chỉ có ở những người quan tâm đến sức khỏe, còn một số thực khách, nhất là khách nhậu, vẫn "vô tư". Đọc bản cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona từ chính quyền phường sở tại mới phát, tôi thấy có nội dung cảnh báo: "Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt, ho…". Corona là loại virus hô hấp, người bệnh hắt hơi, ho thì trong giọt bắn ra chứa virus. Nó có thể rớt xuống bàn, để tay lên bàn rồi bắt tay người khác, đưa tay đó sờ lên mũi, miệng. Nó nằm trong không gian nhỏ, hẹp, lơ lửng, hít phải là nhiễm bệnh. Rất nguy hiểm. Không biết trong số những người đang ngồi ăn nhậu ngoài hàng quán đó, có ai bị sốt, ho; có ai mới từ vùng dịch trở về mà không tự nguyện khai báo; có ai vừa tiếp xúc với người có nguy cơ mà không hay biết…? Có lẽ, không ai trong số họ để ý, càng không thể biết người ngồi ăn nhậu chung với mình hoặc ngồi bàn bên cạnh nằm trong đối tượng nguy cơ.

Theo nhiều bác sĩ, thói quen dễ dãi trong ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở người Việt. Bệnh từ miệng là những bệnh xuất phát từ việc ăn uống hằng ngày của mỗi chúng ta. Tự do ăn uống những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thích là ăn, ngon là ăn, bất chấp. Người nghiện rượu thích tụ tập với nhau mỗi ngày, vào quán uống chung ly bia - rượu, khề khà chung điếu thuốc trong không gian chật, hẹp, đông đúc… Bệnh từ đó mà ra. Nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng từ đó. Chỉ thương cho những người thân của họ, dù cẩn thận phòng bệnh vẫn sống trong nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Theo Bích Chi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).