Thông tin thêm về vụ cơm đổi màu khi nấu để qua đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 30-5, Đại tá Nguyễn Văn Minh-Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết: Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế), cả 2 mẫu gạo Phòng Cảnh sát Môi trường thu của bà Nhung (chợ Thống Nhất, TP. Pleiku) và đại lý gạo 90 Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku) đều không phát hiện vi sinh vật sinh sắc tố đỏ.

Đoàn công tác làm việc tại nhà bà Hoa ghi nhận hiện tượng cơm chuyển màu.
Đoàn công tác làm việc tại nhà bà Hoa ghi nhận hiện tượng cơm chuyển màu.


Trước đó, Báo Gia Lai đã đưa tin, vào đầu năm 2016, bà Cao Thị Hoa (trú tại 02/15 Trần Quang Diệu, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) có mua của bà Nhung (chợ Thống Nhất, TP. Pleiku) 1 bao gạo loại 25 kg bên ngoài bao bì có nhãn hiệu 64R1-F1 Thái Sơn (tỉnh Đak Lak). Đến ngày 4-4-2016, con trai bà Hoa lấy gạo trong bao nấu cơm nhưng gia đình ăn không hết. Trưa 5-4, gia đình múc cơm thừa ra tô rồi bỏ vào trong chạn để chén đĩa. Đến ngày 8-4, gia đình bà Hoa phát hiện số cơm này có hiện tượng đổi sang màu đỏ và ôi thiu. Ngay sau đó, bà Hoa đem số cơm trên ra chợ Thống Nhất cho bà Nhung và một số người khác xem, đồng thời trả lại 4,6 kg gạo còn lại trong bao cho bà Nhung.

Làm việc với Phòng Cảnh sát Môi trường, bà Nhung cho biết, có bán loại gạo này cho bà Hoa nhiều lần. Số gạo trên, bà Nhung lấy của đại lý gạo ở 90 Hoàng Văn Thụ do bà Hải và bà Dần làm chủ. Bà Nhung khẳng định, gạo bà bán là gạo ngon, đảm bảo chất lượng và không thể có chuyện đổi màu như bà Hoa nói. Trong khi đó, bà Hải và bà Dần cũng cam đoan, gạo họ nhập về từ cơ sở xay xát lương thực Thái Sơn (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak) đảm bảo chất lượng.

Ngay sau khi làm việc với những người có liên quan, Phòng Cảnh sát Môi trường đã phối hợp cùng Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm thu giữ 4,6 kg gạo bà Hoa trả cho bà Nhung. Đồng thời, đơn vị thu mẫu gạo cùng loại tại đại lý của bà Hải và bà Dần. Chiều 12-4, Phòng Cảnh sát Môi trường đã sử dụng mẫu gạo trên để nấu cơm. Đến chiều 14-4, số cơm này vẫn trắng bình thường.

Tiếp đó, vào ngày 14-4, Phòng Cảnh sát Môi trường phối hợp với Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm tổ chức nấu cơm thực nghiệm tại nhà bà Hoa. Tối cùng ngày, bà Hoa có điện thoại báo cho đơn vị, tủ đựng mẫu cơm của nhà bà bị con trai hiếu động làm vỡ kính. Đến sáng 19-4, với sự có mặt của các bên liên quan, cơ quan chức năng đã tiến hành mở tủ chứa tô cơm đã được thực nghiệm (bằng thời gian tô cơm chuyển màu đỏ như bà Hoa phản ánh) để kiểm tra. Thời điểm này, tô cơm có nhiều điểm ẩm mốc có màu đen, vàng và có nhiều đốm đỏ, hồng, vàng dưới đáy.

Ngày 25-4, Phòng Cảnh sát Môi trường đã gửi 2 mẫu gạo lấy của bà Nhung và đại lý gạo gửi đi kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế). Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn Thực phẩm Quốc gia khẳng định, cả 2 mẫu gạo này đều không phát hiện có vi sinh vật sinh sắc tố đỏ.

Trên cơ sở các chứng cứ thu thập được và kết quả kiểm nghiệm trên, Đại tá Nguyễn Văn Minh khẳng định, hiện tượng cơm đổi màu sau khi nấu qua đêm như ở nhà bà Hoa hoàn toàn không phải nguyên nhân do gạo.

Thùy Chi

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.