Theo chân thợ săn đặc sản là 'biệt dược phòng the'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian khá ngắn, thế nhưng 'mùa' đào bắt đặc sản sùng đất thu hút khá nhiều người dân các xã Hành Tín Đông, xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành), TP Quảng Ngãi và một số vùng lân cận.

 

 Thành quả
Thành quả



Mùa đào sùng hàng năm ở đây bắt đầu vào khoảng tháng 9, khi những đám đất trồng củ mì (sắn) đã được thu hoạch xong... và kéo dài đến gần hết tháng 11, thời điểm người dân canh tác trở lại thì chấm dứt.
 

Đào bắt sùng đất ở Nghĩa Hành - Ảnh Ng. Ngọc
Đào bắt sùng đất ở Nghĩa Hành - Ảnh Ng. Ngọc



Khác với vẻ ngoài xấu xí, sần sùi nhìn hơi “ghê”, món sùng đất nướng lại rất ngon và bổ dưỡng. Dù cùng loại, thế nhưng không như giống ở những nơi khác, sùng đất ở đây chỉ ăn rễ và củ mì (sắn), nên rất sạch.

 

 Hang ổ của sùng đất - ảnh Ng. Ngọc
Hang ổ của sùng đất - ảnh Ng. Ngọc



Hàng ngày, những người đào sùng đất thường bắt đầu từ khoảng 6 giờ đến 10 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ. Dụng cụ đào sùng rất đơn giản chỉ 1 cây cuốc và một cái xô. Không như những con vật khác, sùng đất đào bắt được người dân bỏ ngay vào xô có đựng nước mang theo để giúp sùng không bị đổi màu, khô nước bên trong con sùng.
 

"Chiến lợi phẩm" - Ảnh Ng. Ngọc
"Chiến lợi phẩm" - Ảnh Ng. Ngọc




Anh Nguyễn Quốc Huy (45 tuổi, ở xã Hành Tín Tây, Nghĩa Hành, cho biết mỗi ngày anh đào được khoảng 1-1,5kg, chủ yếu là đem về nhà để thưởng thức và nhâm nhi cùng với bạn bè. Trong khi món này rất “hút hàng” tại các quán ăn quán nhậu, nhưng không có đủ để bán.

Theo chị Lê Thị Hà (36 tuổi, ở xã Hành Tín Đông), cách chế biến món sùng đất khá đơn giản: Ngắt phần đuôi và tuốt bỏ ruột, sau đó rửa sạch và chế biến thành nhiều món khác nhau. Như sùng nướng lá lốt, sùng tẩm bột để chiên, luộc, xào... Nhưng ngon nhất vẫn là món sùng đất nướng và chấm muối ớt.


 

 Thông tin truyền miệng về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại khiến đặc sản sùng đất không đủ để cung cấp ra thị trường - ảnh Ng. Ngọc
Thông tin truyền miệng về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại khiến đặc sản sùng đất không đủ để cung cấp ra thị trường - ảnh Ng. Ngọc



Sự khác lạ cùng với những hương vị dai, thơm, ngon, ngọt và béo ngậy của món sùng đất nướng, không chỉ làm mê hoặc các dân nhậu, mà cả những người sành ăn khó tính. Đặc biệt khi từ lâu trong dân gian đồn thổi về khả năng mạnh mẽ trong chuyện “chăn gối” mà món sùng đất đem lại.

Ngoài sử dụng để chế biến làm thức ăn trong gia đình, đặc sản sùng đất còn được người dân đào bán cho các quán nhậu để làm mồi nhậu với giá 200.000 đồng/kg.

Nguyễn Ngọc (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.