Vô chủ ở mỏ vàng lớn nhất Đông Nam Á - Kỳ 1: Lãnh địa thổ phỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo trữ lượng tự đánh giá, vàng lấy đi từ Bồng Miêu, Quảng Nam có thể đến cả chục tấn sau 10 năm khai thác, nhưng nhà nước mất kiểm soát, nợ thuế tồn đọng gần 100 tỉ... Mỏ vàng này buộc phải đóng cửa vì hàng loạt vi phạm liên quan đến môi trường, nợ thuế và hết hạn giấy phép khai thác từ tháng 3.2016... Dẫu vậy, Cty vàng Bồng Miêu vẫn “cố đấm”, khai thác trái phép đến tháng 6.2016 rồi bỏ hoang “cánh đồng vàng” lớn nhất Đông Nam Á trong cảnh hỗn loạn.

Thổ phỉ ào vào, tệ nạn nổi lên. Chém nhau, cướp giật, chết người, buôn lậu hóa chất, thuốc nổ... xảy ra liên tục. Khét nghẹt khói thuốc nổ, nồng nặc mùi hóa chất và tươi máu giang hồ hoặc tai nạn... là những từ cửa miệng người dân kể về mỏ vàng Bồng Miêu - giờ là lãnh địa đen thổ phỉ.

Khi Nhà nước chưa có quyết định dứt khoát về việc đóng cửa, thu hồi thì mỏ vàng Bồng Miêu đã trở thành lãnh địa đen. Người dân Tam Lãnh, huyện Phú Ninh - lẽ ra là những “ông chủ” thực sự vì sống ngay tại mỏ vàng Bồng Miêu, nhưng giờ lại rơi vào cảnh lay lắt. Hàng trăm người lét lút sự truy quét của công an, chui nhủi trong hầm sâu, ngách sập bòn mót vàng xái thải. Thanh niên nghiện ngập sống dật dờ, hoặc lâm vào vòng lao lý vì dính đến cướp giật, buôn bán thuốc nổ, hóa chất cấm. Do uống nước ô nhiễm, hít khí hóa chất phân kim, hàng chục người lâm bệnh ung thư...

 

Các lối vào vùng mỏ, miệng hầm đều được công an chốt chặn, nhưng tình hình vẫn hỗn loạn khi Bồng Miêu vô chủ.
Các lối vào vùng mỏ, miệng hầm đều được công an chốt chặn, nhưng tình hình vẫn hỗn loạn khi Bồng Miêu vô chủ.

Xã nghèo trên đất vàng

Tôi ngước mắt nhìn bản chỉ dẫn đường thì lập tức bị sập ổ gà, suýt mất lái rơi xuống vực. Con đường dẫn vào trung tâm xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh - nơi có mỏ vàng Bồng Miêu chỉ nhỉnh hơn chiều ngang của một ôtô tải, chạy ngoằn ngoèo đèo dốc. Khó có thể tin được đây là đường vào mỏ vàng lớn và nổi tiếng nhất Đông Nam Á, từng khai thác từ Pháp thuộc. Đó cũng chính là con đường mà Cty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu (80% vốn từ Cty COVICTORY - Australia và 20% của DN trong nước) ra - vào mỏ để lấy đi hàng tấn vàng từ ngày khai thác đến nay.

Bí thư Đảng ủy xã Tam Lãnh Nguyễn Tấn Hòa chua xót: “Chỉ với 19 cây số nối từ đường ĐT 616 vào xã, nhưng chúng tôi phải khăn gói ra tận Trung ương để xin được 36 tỉ đồng về xây dựng. Còn Cty vàng thì chỉ hỗ trợ, rải đá cấp phối được 3km, nhưng cũng là đường dẫn từ xã vào mỏ vàng của họ. Toàn bộ mỏ vàng Bồng Miêu với gần 400ha, trong đó 230ha họ khai thác lộ thiên, hơn 100ha là diện tích hầm lò, còn lại là bãi thải. Tất cả vùng mỏ đều nằm trên địa phương, nhưng chúng tôi hoàn toàn không được tham gia bất cứ một hoạt động nào trong quá trình khai thác vàng mà chỉ toàn lo giải quyết hậu quả. Tình hình an ninh xã hội phức tạp, tệ nạn phát sinh, ô nhiễm môi trường tràn lan... nhưng xã không được bù đắp gì ngoài 5 triệu đồng Cty Bồng Miêu hỗ trợ mỗi tháng. Đúng hơn là mức mà Cty chi trả cho công tác bảo vệ an ninh trật tự vòng ngoài của mỏ vàng, khi họ còn hoạt động”.

“Theo số liệu đánh giá trữ lượng mà Cty tự thăm dò, công bố thì sản lượng vàng mà họ lấy đi từ Bồng Miêu cho đến thời điểm này 3-5 tấn vàng. Thế nhưng cuộc sống người dân Tam Lãnh không hề khá lên, chúng tôi vẫn là một trong những xã nghèo. Hơn 300 công nhân người địa phương rơi vào cảnh thất nghiệp, bị nợ lượng, bảo hiểm xã hội kéo dài từ 2013 đến nay. Đó là chưa kể có gần 10 người đang bị bệnh ung thư, nghi là do nguồn nước ăn uống bị ô nhiễm và hít phải khí độc thải ra trong quá trình khai thác vàng, Cty đã “đánh” hóa chất, phân kim” - ông Bí thư xã cho biết thêm.

Những “ông chủ” trở thành phường trộm, cướp

Hôm chúng tôi vào đến Bồng Miêu cũng chính là ngày Tòa án nhân dân huyện Phú Ninh đưa ra xét xử công khai 9 thanh niên là con em của xứ sở vàng này với tội danh là đã liên tiếp gây ra hàng loạt các cụ cướp của. Các cháu phần lớn sinh năm 1990-1995. Đứa lớn nhất là sinh năm 1989. Đa phần nghiện ngập ma túy hoặc đã có tiền sự đánh nhau, gây mất trật tự hoặc trộm cướp.

Cáo trạng cho biết, trong 2 tháng (tháng 10-12.2015), Mai Kim Lai (sinh năm 1992) đã tổ chức, bàn bạc cùng cả bọn sử dụng hung khí và các công cụ nguy hiểm như rựa, mã tấu, bình xịt hơi cay, roi điện, cây gỗ... để thực hiện liên tiếp nhiều vụ cướp và trộm cắp tài sản của những người làm vàng trái phép trên địa bàn thôn Bồng Miêu.

Lợi dụng nơi vắng vẻ, đêm tối, các đối tượng này đã ngụy trang như ninja, tấn công các lán trại khai thác vàng trái phép, khống chế, uy hiếp những người làm vàng để cướp. Tài sản chủ yếu là những máng ngân và kim loại kẽm ngậm vàng, điện thoại di động với tổng trị giá trên 50 triệu đồng. Trong khi thực hiện các vụ cướp, người bị hại chống trả, các đối tượng đã dùng hung khí chém trọng thương nhiều người... Phiên tòa kết thúc chóng vánh với những chứng cứ rành rành nên bọn trẻ chỉ biết cúi đầu nhận tội. Đứa ít nhất cũng phải xộ khám 9 tháng. Còn lại đều 3 đến 7 năm tù giam.

Ông Nguyễn Bảy, một người dân Phú Ninh, chặc lưỡi khi nghe tòa tuyên. Ông nói, “tài sản tính ra năm bảy chục triệu nghe to, nhưng thực tế chúng chỉ ăn nhậu, hút chích được vài thoáng chốc. Hành vi cướp giật, chém người thì bị xử xứng đáng thôi, nhưng tôi xót hơn là giận lũ trẻ. Chúng cũng là nạn nhân của vùng mỏ vàng này. Trong khi Cty vàng Bồng Miêu lấy đi hàng tấn vàng, rồi trốn thuế hàng trăm tỉ, chạy nợ, hủy hoại môi trường thì không có ai bị bắt, xử.

Cũng vì họ không quản lý tốt mỏ vàng Nhà nước giao nên người dân địa phương và cả dân tứ chiếng giang hồ kéo về khai thác thổ phỉ, gây hỗn loạn cả địa bàn. Xét cho cùng, những người khai thác trái phép này cũng là cướp tài nguyên. Bọn trẻ thấy dễ ăn, đã đi cướp lại của những kẻ cướp thì lãnh án, hủy hoại cả tương lai của mình”.

Hỗn loạn

Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh Nguyễn Thế Vinh cho biết, đến tháng 6.2016 Cty vàng Bông Miêu chính thức bị ngừng hoạt động hoàn toàn. Ngoài những dấu hiệu tẩu tán tài sản, vận chuyển thiết bị, máy móc rời khỏi vùng mỏ, họ đã sa thải công nhân, bỏ hoang nhà xưởng và đặc biệt chưa bàn giao mỏ vàng cho địa phương.

Thực ra, từ năm 2013, Cty vàng Bồng Miêu đã có dấu hiệu trây ỳ, nợ thuế, không thực hiện các nghĩa vụ tài chính với địa phương, không khắc phục môi trường... Vì lơ là quản lý, Cty đã để hàng trăm người dân tứ xứ và cả dân địa phương đã thừa thắng xông lên cướp quặng, chiếm mỏ, khai thác tận thu... khiến khu vực này mất kiểm soát. Đặc biệt, từ ngày ngừng hoạt động đến nay, nhân sự tại mỏ chỉ còn 1 quản lý và 20 bảo vệ co cụm tại khu vực nhà máy. Gần 400ha đất vùng mỏ bỏ hoang, trở thành lãnh địa của thổ phỉ.

Tôi thuê xe máy, định nhờ “thổ địa” đưa vào những ngách hầm sâu trong “lãnh địa đen”, nhưng có đến mấy người từ chối: “Rắc rối lắm các anh ơi. Không được bao nhiêu đồng, nhưng khi các anh về chúng tôi bị nghi ngờ, theo dõi...”.

Các ngả đường chính dẫn vào mỏ vàng đều có trạm công an chốt chặn. Trung tá Văn Công Đoàn - Trưởng đồn Công an Tam Lãnh - cho biết: “Huyện đã thành lập đồn, tăng cường cho địa phương gần 30 cán bộ chiến sĩ để bảo vệ tình hình an ninh trật tự, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép tại Bồng Miêu. Tuy nhiên một vùng mỏ rộng lớn gần 400ha, các hầm lò tù mù dưới lòng núi, thông nhau với trên 40 đường hầm, ngách lắt léo... chúng tôi không đủ người và cả kinh phí để truy quét”.

Trung tá Đoàn cho biết thêm, phải cắt cử các chiến sĩ ra thành những tốp nhỏ, chia ca chốt chặn các đường lớn, tuần tra 24/24 giờ. Thậm chí phân công anh em dựng lều ở như thổ phỉ để gác từng cửa hầm.

Gần như ngày nào Đồn Công an Tam Lãnh cũng thực hiện một vài vụ đẩy đuổi người dân khai thác trái phép hoặc bắt buôn lậu thuốc nổ, xyanua... Chỉ trước mấy hôm khi chúng tôi đến Bồng Miêu, đồn này đã liên tiếp bắt 3 vụ vận chuyển chất độc xyanua vào bãi vàng. Các đối tượng chia nhỏ khối lượng xyanua dưới mức xử lý hình sự hoặc dưới khung tù giam để vận chuyển. Hoặc pha dạng nước, để trước ghi-đông xe, khi phát hiện công an thì hất tang vật đổ xuống suối, phi tang.

Nhưng cũng có trường hợp ngang nhiên chở cả tấn bằng xe tải, vừa bị bắt hôm 11.8. Những vụ buôn bán vận chuyển kíp điện, thuốc nổ thì xảy ra liên tục vì nhu cầu đánh hầm rất lớn. Đây có lẽ là lý do người dân Bồng Miêu không dám nhận lời đưa chúng tôi vượt sự kiểm soát của công an để đột nhập “lậu” vào mỏ vàng.

Xã Tam Lãnh không thống kể nỗi hết các vụ buôn lậu hàng cấm hay những vụ tranh giành lãnh địa, chiếm dụng hầm mỏ dẫn đến chém nhau. Chỉ biết mỗi năm không dưới vài chục vụ án hình sự được đưa ra xét xử. Nguy hiểm nhất là việc người dân xông vào hầm mỏ, đánh mìn, đào đá rất cẩu thả. Tấn công vào ngay các trụ đá chống đỡ hầm để khai thác, nguy cơ sập hầm chết người hàng loạt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mới hôm 8.8, Đinh Xuân Thành - một người dân trú ở thôn Bồng Miêu - đã bị sụp hầm, đá văng vỡ đầu, gãy tay... còn nằm viện.

Khét nghẹt khói thuốc, nồng nặc mùi hóa chất và tươi máu giang hồ hoặc tai nạn là những từ cửa miệng được người dân kể về mỏ vàng Bồng Miêu - giờ là lãnh địa đen thổ phỉ.

Thanh Hải/laodong

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.