Nếp nhà sàn truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong xu thế phát triển của xã hội, đồng bào H'rê ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực "hội nhập", tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để cải thiện cuộc sống. Cũng chính sự học theo đó mà nhiều nét văn hóa của người H'rê mai một mất dần. Riêng đồng bào H'rê thôn làng Zút 1 xã Ba Nam (Ba Tơ) thì vẫn giữ gìn nếp nhà sàn truyền thống còn nguyên vẹn như giữ hồn thiêng của dân tộc mình.     

Giữ nếp nhà sàn

Chúng tôi đã có nhiều chuyến công tác đến các huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi-nơi có đồng bào H'rê sinh sống và cũng đã có nhiều lần ở lại để cùng ăn, cùng ở, trò chuyện với bà con. Từ trong những câu chuyện, chúng tôi hiểu bây giờ đồng bào đã thay đổi nhiều về cách nghĩ, cách làm để phát triển sản xuất để cuộc sống của mình khá dần lên. Đồng bào ở thôn Làng Zút 1 xã Ba Nam huyện miền núi Ba Tơ cũng không ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt là bà con vẫn gìn giữ nếp nhà sàn như giữ hồn riêng của dân tộc mình. Già làng Phạm Văn Men, tự hào: "Nếu như người Kinh chọn cho mình mảnh đất bằng phẳng cách xa núi rừng để làm nhà ở thì đồng bào H'rê thường làm nhà bên sườn đồi, trên những con suối. Điều này bắt nguồn từ xưa kia rừng còn rậm, để tránh thú dữ tấn công và mùa đông trời giá lạnh, bà con phải làm nhà sàn để ở, sinh hoạt cho tiện".  
 

Nếp nhà sàn của đồng bào H'rê tọa lạc trên triền núi thôn Làng Zút 1 đẹp như tranh vẽ. Ảnh: Trường An
Nếp nhà sàn của đồng bào H'rê tọa lạc trên triền núi thôn Làng Zút 1 đẹp như tranh vẽ. Ảnh: Trường An

Thế là hết lớp này đến lớp khác, người H'rê vừa lọt lòng mẹ đã nằm trên nhà sàn và lớn lên cũng từ nếp nhà sàn. Do vậy, nhà sàn là một trong những nét đặc trưng về bản sắc văn hóa của dân tộc H’rê.

Bây giờ, xã hội phát triển, nhưng đồng bào H'rê vẫn sống trên núi, làm nhà sàn để ở. Nhiều người trong thôn, kiếm được khá nhiều tiền nhưng rồi bà con cũng không học theo cách làm nhà của người Kinh mà vẫn giữ nguyên nếp cũ. Vì vậy, ở thôn Làng Dút 1 hiện còn hoàn toàn là nhà sàn.

Làng Zút 1 chỉ cách trung tâm xã Ba Nam hơn 1 km. Làng nằm dưới chân núi Nước Kê, Nước Sốc, bên cạnh con Suối Lếch-một trong những con suối đầu nguồn của Sông Liêng. Làng hình thành khá lâu rồi nên bên những ngôi nhà sàn chắc chắn còn có những hàng cau cao vút. Chiều xuân trời bắt đầu lạnh, khói bếp bay la đà trên những nóc nhà sàn thấy thật ấm áp. Từ dưới trung tâm xã nhìn lên triền núi Nước Kê thấy nhà sàn nhấp nhô đẹp như tranh .
 

Nhà sàn ở triền núi Nước Kê, Nước Sốc nhìn từ trung tâm xã
Nhà sàn ở triền núi Nước Kê, Nước Sốc nhìn từ trung tâm xã. Ảnh: Trường An

Làng có 45 nóc nhà, mỗi nhà sàn dựng lên cơ bản giống nhau, nhưng kích cỡ khác nhau. Nhà nào khấm khá thì sử dụng 8 trụ bằng cây ké chắc chắn kèm theo 8 trụ cột phụ để đỡ sàn nhà. Nhà phần lớn rộng 4 mét, dài 12 mét. Ở phía đầu tra (đầu nhà) thường dành cho đàn ông trai tráng trong nhà tiếp khách, đầu tra phía dưới thường dành cho phụ nữ con cái sinh hoạt, hay để cày bừa, thúng, gùi. Ngăn bên trong nhà được phân ra làm nhiều khoảnh nhỏ. Khoảnh để làm bếp, khoảnh để ngủ. Nhiều nhà, có vài ba thế hệ sống chung. Khách có thể phân biệt mỗi gia đình ở một ngăn bên trong qua từng cửa sổ để tiện bề sinh hoạt.

Mỗi người làng là một người thợ
     
Nhiều đồng bào dân tộc H’Rê trong làng cho hay: Làm được ngôi nhà sàn, nhiều gia đình phải chuẩn bị vật liệu nhiều năm trời. Bắt đầu là chuẩn bị cây để làm cột, thứ đến là nứa, lồ ô hay ván để lót sàn, rồi đến chuẩn bị dây mây, dây rừng và cây làm đòn tay, đòn dông... Bên cạnh chuẩn bị vật liệu, bà con còn chuẩn bị lương thực như lúa, gạo, thịt rừng và cả củ mì để làm rượu cần, để ngày dựng nhà người làng có cái ăn và cả thức uống.

Trưởng thôn Làng Zút 1 Phạm Văn Hải, chia sẻ: "Ngày xưa, trong làng có người làm nhà là cả làng vui, nhộn nhịp lắm. Già làng thường huy động đàn ông, trai tráng trong làng lên núi Nước Kê, Nước Sốc kiếm cây về làm nhà giúp cho gia chủ. Khi vật liệu đầy đủ, mỗi đàn ông đều trở thành người thợ đảm đang. Họ tập trung lại, người xẻ gỗ, đào lỗ chôn cột, người đập cây lồ ô thành miếng, kết thành tấm. Sau 3 ngày chuẩn bị vật dụng đầy đủ người làng cùng nhau hò dô dựng nhà. Còn phụ nữ, con gái thì cùng nhau nấu ăn cho gia đình và cả bà con đến giúp sức xây dựng. Nhờ giúp đỡ nhau nên nhiều ngôi nhà sàn xinh xắn cứ thế mọc lên bên sườn đồi.

Chuyện xây dựng nhà sàn ngày xưa đơn giản là thế nhưng chứa đầy tính nhân ái, tương trợ lẫn nhau. Bây giờ, dẫu truyền thống đoàn kết giúp nhau vẫn còn nguyên vẹn nhưng cây rừng thì không còn. Kể từ khi Nhà nước đã đóng cửa rừng, đồng bào có muốn làm nhà đều phải tận dụng gỗ vườn, hoặc lên núi xa. Nhiều người khẳng định: "Cây keo bây giờ có giá lắm, đường cái lại thông thương, rừng không còn thì bán cây nguyên liệu keo để dành mua ngói, mua xi măng đổ trụ cột làm nhà sàn". Chính vì cách nghĩ này, mà nếp nhà sàn của bà con ở thôn Làng Zút 1 vẫn cứ tồn tại theo năm tháng. Nó tồn tại một cách bền bỉ, chắc chắn, kiên cố, tọa lạc bên những sườn đồi.
 

Đồng bào H'rê sinh hoạt ở nếp nhà sàn tiện hơn nhà trệt (đánh chiêng, thổi kèn bên nếp nhà trong mùa xuân về). Ảnh: Trường An
Đồng bào H'rê sinh hoạt ở nếp nhà sàn tiện hơn nhà trệt. Ảnh: Trường An

Mùa xuân về, trên các nhà sàn ở các bản làng miền núi tỉnh Quảng Ngãi, đây đó đồng bào bày ra những ché rượu cần rồi quây quần bên nhau, đánh chiêng, hát, nhảy múa ca lêu. Hơi men bắt đầu ngấm vào cơ thể của người trai, đàn ông làng, họ nằm lăn ra sàn nhà ngủ say. Những người phụ nữ lại vào bếp nhà sàn lấy những món thịt được hong khói xuống chế biến thành những món ăn đặc trưng của núi rừng để giải rượu cho đàn ông. Không gian nhà sàn cứ thế mà tồn tại theo nếp sống sinh hoạt của đồng bào H'rê từ đời này qua đời khác như hồn thiêng của dân tộc mình.
 

Phó Chủ tịch UBND xã Ba Nam Nguyễn Chí Duy Minh Phụng cho biết: Ở xã Ba Nam chỉ có Làng Zút 1 bà con còn giữ nguyên vẹn nếp nhà sàn. Xã đã khuyến khích đồng bào trong thôn và cả trong xã nên phát huy, giữ gìn nếp nhà sàn truyền thống. Trong thời gian đến, xã có dự định bảo tồn nét văn hóa nhà sàn của người H'rê nhưng kinh phí có hạn, mong ngành chức năng, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi sớm hỗ trợ để nếp nhà sàn của bà con được giữ gìn mãi theo thời gian.

Trường An

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.