Săn mật ong rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhọc nhằn theo cánh ong bay

6 giờ sáng, đoàn chúng tôi bắt đầu hành trình vào khu rừng thuộc địa phận của Lâm trường 8 (Kbang), hành trang mang theo của 2 thợ săn mật ong Nguyễn Dụng và Nguyễn Tiến Hải (thôn 8, xã Đông, huyện Kbang- Gia Lai) là hai cây rựa, một túi ni lon, một đuốc và chiếc mũ lưới đơn sơ. Vượt qua hơn 7 km đường đất đỏ, chúng tôi đến được điểm mà theo hai thợ săn xác định là nơi ong thường về làm tổ. Loại ong rừng rất chung thủy với những điểm mà chúng làm tổ trước đó, nên dù có khai thác năm trước, năm sau ong vẫn tìm đường về, nhưng không làm lại tổ trên cây cũ mà luẩn quẩn trong bán kính từ 100 mét đến 300 mét.

Thành quả từ mỗi chuyến
Thành quả từ mỗi chuyến "săn" mật ong rừng. Ảnh: Lê Nam
Thông thường mỗi tổ ong cho từ 5 lít đến 7 lít mật, nếu may mắn gặp tổ lớn có thể được hơn 10 lít. Thời gian này, tại huyện Kbang có hàng trăm thợ săn mật ong lùng sục khắp các cánh rừng nên rất khó tìm. Hiện nay, trên thị trường giá mật ong rừng vào khoảng 200.000 đồng/lít, nhưng không phải chuyến đi nào các thợ săn cũng gặp may mắn. Anh Nguyễn Tiến Hải cho biết:  Mỗi chuyến đi săn thường trong 2 ngày, nhưng có chuyến đi chỉ cần một buổi sáng có thể kiếm được 3-4 tổ bán được cả triệu đồng, nhưng cũng có khi lặn lội 2 ngày trời trong các khu rừng cũng không kiếm được tổ nào phải về tay trắng…”.

Sau nửa ngày tìm kiếm trong rừng, đoàn chúng tôi may mắn tìm được 2 tổ ong, nhưng một tổ không thể bắt được do đã có dấu vết của người tìm được trước đó. Ở đây có một quy luật bất thành văn trong giới săn ong là khi tổ ong được đánh dấu thì xem như đã có chủ, họ có một niềm tin rằng: Ai vi phạm sẽ bị những điềm gở từ rừng. Nhưng với anh Dụng và Hải, gặp được một tổ ong vào thời điểm này cũng may mắn hơn nhiều những chuyến đi săn trở về tay trắng trước đó.

Thợ săn ong hồn ở… ngọn cây

Sau khi nghiên cứu kỹ hướng gió và vị trí của tổ ong trên cây xoay cao gần 25 mét, hai thợ săn bắt đầu tiến hành khai thác. Dụng cụ đầu tiên mà họ chuẩn bị là một cây nèo được làm từ thân cây rừng dài hơn 5 mét, anh Dụng giải thích: “Do thân cây này lớn quá, không thể bám vào để leo lên, nên chỉ có hai cách khai thác: là ken thân cây để néo dây dần lên, làm nèo, nhưng muốn làm được nèo thì bên cạnh cây có tổ ong phải có một cây khác cao tương đương để móc nèo từ ngọn của nó sang. Có hai loại nèo, loại nèo nằm chỉ là một thân cây rừng chắc chắn, sau đó tìm vị trí bắc qua hai thân cây như một chiếc cầu, thợ săn sẽ bám vào để lần qua. Loại nèo đứng thì nối hai khúc cây lại với nhau tạo thành một chiếc ngoắc, thợ săn sẽ mang theo lên ngọn cây bên cạnh, tìm vị trí thích hợp của cây có tổ ong ngoắc vào rồi đu lên…”.

Những thao tác nhanh thoăn thoắt của anh Hải khi đu mình trên cây nèo để bám sang cây có tổ ong và đưa ngọn đuốc vào tổ để đuổi ong rồi dùng dao cắt tổ cho vào túi diễn ra chưa đến 10 phút. Kết quả của lần khai thác này chỉ được gần 1,5 lít mật: “Làm nghề săn mật ong này là thế đấy, có nhiều lần lên đến ngọn cây mệt lữ tổ ong lại không có mật, rồi nhiều lúc bị ong cắn hay sơ sẩy tính mạng. Năm ngoái, có hai thợ săn thoát chết khi bị ngã từ trên cây xuống và phải chịu thương tật vĩnh viễn, tôi cũng bị ong cắn phải nằm viện mất cả tuần. Không ai làm giàu được từ nghề khai thác mật ong, chỉ mong may mắn kiếm được chút ít đỡ đần cho cuộc sống gia đình…”- anh Hải buồn rầu tâm sự.

Tôi chợt hiểu vì sao mà những người trong giới săn ong thường đùa với nhau: “Nghề đi biển hồn treo cột buồm, thì nghề săn ong hồn ở ngọn cây”.

Kỹ nghệ sản xuất mật ong giả

Theo giới săn mật ong rừng, hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất mật ong giả nên đã làm cho giá trị của mật ong giảm mạnh. Tại các cơ sở bán lẻ, hầu như mật đều được pha trộn. Theo một thợ săn ong tên Bắc tại thị trấn Kbang cho biết: “Các chủ hàng mua vào với giá 200.000 đồng/lít mật ong thật khi bán ra lại dao động từ 200.000 đồng/lít đến 220.000 đồng/lít, thậm chí chỉ 180.000 đồng/lít thì làm sao có lãi? Theo sự chỉ dẫn của anh Bắc, chúng tôi tìm đến điểm bán mật ong rừng của bà N. (vì vấn đề tế nhị chúng tôi không tiện nêu tên), tại thị trấn Kbang. Đúng như lời anh Bắc, giá mật “ong rừng” chỉ có 175.000 đồng/lít, nhìn cũng không khác mật ong thật là bao.

Những năm qua thương hiệu mật ong Gia Lai đã có chỗ đứng trên thị trường, thiết nghĩ cần có những biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người tiêu dùng cũng như giá trị của thương hiệu mật ong tỉnh ta.
Lê Anh- Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.