6 loại vắc-xin Covid-19 đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến nay, có 6 loại vắc-xin Covid-19 đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định tất cả các vắc-xin này được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vắc-xin ngừa Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định tất cả các vắc-xin được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Vắc-xin Covid-19 AstraZeneca

Vắc-xin Covid-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp hồi tháng 2-2021. Đến nay, 119 quốc gia trên thế giới đã tiêm chủng cho người dân loại vắc-xin này, tổng số liều đã sử dụng đạt khoảng 980 triệu.

 

AstraZeneca là vắc-xin Covid-19 AstraZeneca là vắc-xin Covid-19 - Ảnh: UNICEF
AstraZeneca là vắc-xin Covid-19. Ảnh: UNICEF


Tại Việt Nam, vắc-xin Covid-19 AstraZeneca là vắc-xin Covid-19 được phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 (tháng 2-2021).

Đến nay, nước ta đã tiếp nhận 8.716.290 liều vắc-xin AstraZeneca, triển khai tiêm chủng từ tháng 3-2021. Hiện AstraZeneca đang là vắc-xin Covid-19 được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Vắc-xin Gam-COVID-Vac (tên khác là Sputnik V)

Vắc-xin Gam-COVID-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất, được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, 49 quốc gia đã sử dụng vắc-xin này, tổng số liều tiêm đạt khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, vắc-xin Sputnik V được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 vào tháng 3-2021.


 

Vắc-xin Sputnik V được Bộ Y tế phê duyệt
Vắc-xin Sputnik V được Bộ Y tế phê duyệt.


Giữa tháng 3, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vắc-xin Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1-8, nước ta nhận thêm 10.000 liều Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.

Vắc-xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Vắc-xin của Pfizer/BioNTech được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ, là vắc-xin Covid-19 đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc-xin này đã tiêm tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều.

Tại Việt Nam, vắc-xin Comirnaty được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 vào tháng 6-2021. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vắc-xin Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

Vắc-xin Vero Cell của Sinopharm

Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vắc-xin Vero Cell của Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7-2021. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên hoàn thành tiêm 88.100 liều vắc-xin mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4-8. Riêng huyện Bình Liêu đã đạt độ bao phủ vắc-xin cho 50% dân số toàn huyện.


 

 Vắc-xin Vero Cell do Sinopharm phát triển được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ
Vắc-xin Vero Cell do Sinopharm phát triển được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ



Vắc-xin Vero Cell do Sinopharm phát triển và Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh, Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp hôm 8-5 . Đến nay, vắc-xin này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được tiêm.

Tại Việt Nam, vắc-xin Vero Cell được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 ngày 3-6.

Vắc-xin Spikevax (tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna)


 

Lô vắc-xin Covid-19 được viện trợ thông qua cơ chế COVAX Facility - Ảnh: UNICEF
Lô vắc-xin Covid-19 được viện trợ thông qua cơ chế COVAX Facility. Ảnh: UNICEF


Vắc-xin Spikevax do Moderna sản xuất hiện được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ. WHO đưa loại vắc-xin này vào danh sách sử dụng khẩn cấp hồi cuối tháng 4-2021. Đến nay, vắc-xin đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

Cuối tháng 6-2021, vắc-xin Moderna được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vắc-xin Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua cơ chế COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

Vắc-xin Janssen (Johnson & Johnson)


 

Vắc-xin do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất
Vắc-xin do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất.


Vắc-xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ. WHO cũng đưa vắc-xin này vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, 34 quốc gia đã tiêm chủng vắc-xin Janssen với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

Vắc-xin Janssen là vắc-xin Covid-19 thứ 6 được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 (ngày 15-7). Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vắc-xin này.

Tính tới hết ngày 2-8, cả nước đã tiêm gần 7 triệu liều vắc-xin Covid-19 trên tổng số trên 17 triệu liều vắc-xin hiện có từ các hãng AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm và Sputnik V.

Trong đó TP HCM có độ phủ vắc-xin lớn nhất nước với 22,15% dân số đã được tiêm mũi 1; Hà Nội xếp thứ 2 với trên 19%, kế đó là Quảng Ninh, Bắc Ninh hơn 18%. Thấp nhất là Thanh Hóa mới tiêm được hơn 3,7%, Nghệ An 4,58%.

 


TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh "Vắc-xin là công cụ hữu hiệu để ngăn đại dịch nhưng với nguồn cung hạn chế hiện nay, biện pháp tối ưu nhất là ưu tiên những người dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, người già, người có bệnh nền... để bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong".

WHO khuyến cáo, nguồn cung vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc triển khai tiêm chủng ở nhiều quốc gia. Do vẫn còn nhiều người dân chưa được tiêm phòng nên mọi người cần tiếp tục thực hiện 5K.
 



Theo D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).