Hai phát hiện đột phá về khả năng miễn dịch SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện miễn dịch virus SARS-CoV-2 có thể kéo dài ít nhất một năm, thậm chí cả đời và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt là sau tiêm chủng.
 
Hai nghiên cứu mới cho thấy, miễn dịch SARS-CoV-2 xua tan nỗi lo về hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Hai nghiên cứu mới cho thấy, miễn dịch SARS-CoV-2 xua tan nỗi lo về hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Kết quả hai nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ có thể giúp xoa dịu nỗi lo rằng hiệu quả bảo vệ trước virus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Hai nghiên cứu mới cho thấy, đa số người từng khỏi COVID-19 và sau đó được tiêm chủng sẽ không cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, có hai nhóm người nhiều khả năng cần tiêm chủng: Người đã được tiêm chủng nhưng chưa bao giờ mắc COVID-19 và số ít người nhiễm virus nhưng cơ thể không có phản ứng miễn dịch tốt.
Nghiên cứu đầu tiên đăng trên tạp chí Nature ngày 25.5. Theo kết quả nghiên cứu này, loại tế bào ghi nhớ SARS-CoV-2 (còn gọi là tế bào nhớ B) sẽ ở lại lâu trong tủy xương và sẽ sản xuất kháng thể khi cần.
Nghiên cứu thứ hai đăng trên BioRxiv phát hiện những tế bào B tiếp tục trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn trong ít nhất 12 tháng sau lần lây nhiễm ban đầu.
“Những kết quả này thống nhất với số nghiên cứu đang ngày một tăng cho thấy, phản ứng miễn dịch trước SARS-CoV-2 được hình thành qua lây nhiễm hoặc tiêm chủng có dấu hiệu sẽ tồn tại lâu dài” - nhà miễn dịch học Scott Hensley, Đại học Pennsylvania, Mỹ, người không tham gia 2 nghiên cứu mới, nhận định.
HẢI ANH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/hai-phat-hien-dot-pha-ve-kha-nang-mien-dich-sars-cov-2-913897.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).