Chưa thể mừng vội về tuyên bố vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới của Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo chuyên gia dịch tễ học và di truyền loãng xương - giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – nghiên cứu viên chính tại viện Garvan (Úc), dù Nga công bố có vaccine Covid-19 đầu tiên nhưng rất khó có thể có vaccine trong năm 2020.
 
Hiện có 8 ứng viên được thử nghiệm lâm sàng trên người để nghiên cứu vaccine Covid-19
Hiện có 8 ứng viên được thử nghiệm lâm sàng trên người để nghiên cứu vaccine Covid-19
"Hiện có hơn 150 nhóm trên thế giới nghiên cứu tìm vaccine Covid-19. Nhưng đến đầu tháng 8-2020 thì chỉ có 8 ứng viên được thử nghiệm lâm sàng trên người.
Vaccine Covid-19 không thể phát triển nhanh bởi bất cứ vaccine nào cũng giống như thuốc đều phải trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, vaccine được tiêm cho một số ít người khoẻ mạnh và một số bệnh nhân. Mục đích là xem xét có phản ứng phụ hay không, và xác định liều lượng thích hợp. Giai đoạn 2, vaccine được tiêm cho hàng trăm người bị nhiễm. Mục đích của giai đoạn này là đánh giá hiệu quả và an toàn của vaccine.
Giai đoạn 3, đây là giai đoạn quan trọng nhất, và có hàng ngàn người tham gia. Một số người sẽ được tiêm vaccine, một số được tiêm giả dược hay một loại thuốc hiện hành. Mỗi người phải được theo dõi vài tháng, có khi vài năm. Nghiên cứu giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-5 năm. Dữ liệu từ giai đoạn này là chứng cớ khoa học để FDA phê chuẩn hay bác bỏ vaccine.
Giai đoạn 4, sau khi vaccine đã được phê chuẩn và bán ra thị trường, công ty vẫn phải theo dõi hiệu quả của vaccine để ghi nhận các biến chứng và phản ứng phụ.
Một vaccine từ khi nghiên cứu, thử nghiệm, công bố và đưa ra thị trường thì phải tốn 10-15 năm, hay ngắn nhất cũng là 4 năm. Dịch Covid-19 dù có nới lỏng quy định và vaccine sẽ đến bệnh nhanh hơn thì cũng phải 2 năm. Ngay cả khi vaccine vào đến giai đoạn III của thử nghiệm, vẫn có nguy cơ thất bại. Vì vậy rất khó có thể có vaccine trong năm 2020".
(Giáo sư NGUYỄN VĂN TUẤN – nghiên cứu viên chính tại viện Garvan, Úc - nêu quan điểm trên VTC News về việc Nga tuyên bố có vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới).
Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.