Xóa nghịch lý thiếu giáo viên nhưng không thể tuyển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồi cuối tháng 8.2022, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã đưa ra một con số không mấy vui: địa phương thiếu tới 513 giáo viên ở tất cả các cấp học.

Trong đó, ở cấp tiểu học thiếu nhiều nhất, đặc biệt ở 2 môn tin học và tiếng Anh, ngoài ra còn thiếu nhiều giáo viên ở môn mỹ thuật và âm nhạc. Lo nhất là 44 trường không có giáo viên tin học, 7 trường không có giáo viên tiếng Anh…

Vì sao có tình trạng này? Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, cho biết chỉ tiêu biên chế được giao ít trong lúc số lượng giáo viên thiếu thì rất lớn, đã thế chỉ tiêu tinh giản biên chế được giao “rất căng”, nên càng khó khăn hơn. Bà Hương chia sẻ ngành giáo dục địa phương đang chịu rất nhiều áp lực; áp lực đến với học sinh, giáo viên, phụ huynh, dư luận… trước tình trạng thiếu giáo viên nhưng không dám tuyển vì đang bị siết biên chế…

 

Thiếu giáo viên đang là vấn đề hết sức nan giải tại nhiều địa phương trước thềm năm học mới. Ảnh: Thanh Lộc
Thiếu giáo viên đang là vấn đề hết sức nan giải tại nhiều địa phương trước thềm năm học mới. Ảnh: Thanh Lộc


Nghịch lý này không chỉ là của Quảng Trị mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước và chỉ ngành giáo dục thôi thì không thể thay đổi được. Bởi thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng và quản lý đội ngũ giáo dục lại thuộc UBND tỉnh và ngành nội vụ.

Tinh giản bộ máy nhà nước là một chủ trương lớn, đúng đắn của T.Ư. Tuy nhiên, nếu thực sự cần phải tuyển thêm nhân sự thì không cứ vin vào việc tinh gọn này để “siết biên chế”, nhất là đối với ngành nghề đặc thù như giáo viên.

Để xóa nghịch lý “thiếu mà không dám tuyển”, người viết cho rằng ngành giáo dục cần tham mưu cho chính quyền địa phương, từ đó cần có những quyết sách mạnh mẽ, linh động… Trong đó, các địa phương cần xác định lộ trình cụ thể để bố trí đủ giáo viên (tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, biệt phái); chủ động nguồn tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức đào tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hoặc, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đã vào biên chế dạy các môn học mới, kịp thời đáp ứng nhu cầu…

Giải pháp thì nhiều, vướng mắc cũng không ít… Nhưng có làm gì đi nữa thì cần hướng tới mục tiêu bất di bất dịch trong giáo dục: Có học sinh thì phải có giáo viên.

Theo Nguyễn Phúc (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).