'Vòi bạch tuộc' của tín dụng đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua vụ án nữ đại gia Đà Nẵng Đào Thị Như Lệ (46 tuổi, ngụ TP.Đà Nẵng) lừa đảo vừa lãnh án chung thân đã hé lộ 'vòi bạch tuộc' kinh hoàng của tín dụng đen.
 

Các phiên tòa đã làm rõ với sự liều lĩnh, đón trúng chu kỳ tăng trưởng bất động sản 2015 - 2019, Lệ nhanh chóng phất lên với nhiều công ty kinh doanh bất động sản, nhà hàng, xăng dầu…

Nhưng cũng vì vay mượn ôm đất quá nhiều, năm 2019 thị trường lao dốc, 2020 dịch Covid-19, kinh doanh tê liệt, Lệ rơi vào nợ xấu, buộc phải vay nóng để xoay xở. Hậu quả, Lệ vỡ nợ 1.500 tỉ đồng, trong đó nợ ngân hàng 900 tỉ đồng, nợ ngoài xã hội 600 tỉ đồng.


 

 Vụ án nữ đại gia Đào Thị Như Lệ phơi bày góc khuất tín dụng đen. Ảnh: V.M
Vụ án nữ đại gia Đào Thị Như Lệ phơi bày góc khuất tín dụng đen. Ảnh: V.M



Vụ án cho thấy “vòi bạch tuộc” tín dụng đen từ từ siết con nợ; các chủ nợ lấy lãi 0,3%/ngày (vượt gấp 5,47 lần quy định). Chỉ cần không trả tiền gốc đúng hạn, chủ nợ ép phải đi vay người được chỉ định, với lãi suất nâng lên 1%/ngày (vượt gấp 18,25 lần quy định) để tiếp tục trả lãi.

Trong khi chủ nợ mới cũng chính là người của chủ nợ cũ hoặc móc nối với nhau, dùng tiền của nhau cho vay để ép con nợ phải trả lãi cao hơn. Một thủ đoạn khác là các chủ nợ ép Lệ phải bán rẻ các bất động sản để trừ nợ.

Điều bất ngờ là Lệ xin giảm án cho các chủ nợ đứng cùng Lệ trước tòa, nhưng với những người từng biết tín dụng đen thì không bất ngờ. Bởi trong hệ lụy vay nóng, việc vay của người sau trả cho người trước, chủ nợ sau cho vay để chủ nợ trước rút lại được tiền, đều chắc chắn kết thúc bằng vỡ nợ.

Vì vậy, các chủ nợ lãnh án chỉ là những mắt xích cuối cùng bị đứt trong đường dây tín dụng đen. Lệ đã khai và CQĐT cũng khẳng định còn nhiều chủ nợ khác như T.T chợ Cồn, H. đen, B.C… đang được tách ra tiếp tục điều tra.

Bên cạnh đó, tín dụng đen còn đất sống bởi nhiều nhu cầu ngân hàng chưa đáp ứng kịp, muốn giải quyết tận gốc cần cải tiến hoạt động tín dụng nhiều hơn nữa.

Đây còn là bài học về sức khỏe tài chính, cân đối đầu tư cho doanh nghiệp, nhất là việc dùng đòn bẩy tín dụng, tăng trưởng quá nóng, dẫn tới “đề kháng” yếu khi thị trường biến động.

Theo Văn Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).