Cơ hội từ đối tác lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ vài chục năm trở lại đây, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, dù nhiều thời điểm chịu sự cạnh tranh gay gắt về thứ hạng bởi nhiều đối tác khác trong quá trình Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế theo định hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.


Ngoài thương mại, Nhật Bản hiện là đối tác lớn nhất về hợp tác viện trợ phát triển chính thức (ODA), nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 2, đối tác thứ 3 về du lịch...

Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong 2 lĩnh vực chủ chốt là thương mại và đầu tư của 2 nền kinh tế còn thể hiện ở kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam phần lớn đến từ khối FDI, trong đó Nhật là thuộc tốp đầu trong rót vốn FDI chất lượng cao vào thị trường Việt Nam.

Ở góc độ doanh nghiệp, cơ hội khai thác tiềm năng hợp tác làm ăn với Nhật Bản rất rộng mở khi 2 bên chung nhiều hiệp định thương mại (FTA) đa phương, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản... Đặc biệt, Nhật Bản là một trong số ít nước có mối quan hệ song phương với Việt Nam thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và gặp nhau tại một số sơ đồ hợp tác trên các lĩnh vực, như: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM)...

Với nhu cầu tiêu dùng, sản xuất rất lớn của Nhật Bản - trung tâm kinh tế của châu Á cùng tính chất bổ sung của 2 nền kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, rõ ràng những cơ hội mà Nhật Bản mở ra với Việt Nam là rất lớn. Doanh nghiệp Việt Nam đã và sẽ có nhiều hơn nữa cơ hội xuất khẩu sang Nhật các sản phẩm nông - thủy sản, nguyên liệu thô, dầu thô, khoáng sản... cùng hàng loạt sản phẩm công nghiệp như: dệt may, da giày, điện tử, điện thoại di động, máy móc, linh kiện...

Mối quan hệ hợp tác kinh tế sâu rộng giữa hai bên đem lại tiềm năng lớn là vậy nhưng dường như doanh nghiệp Việt chưa tận dụng hết cơ hội. Nói đúng hơn, không ít doanh nghiệp chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, đòi hỏi của thị trường khó tính này. Đặc biệt, với các sản phẩm nông sản, thực phẩm tươi sống và đóng hộp, thị trường Nhật Bản luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh, kiểu loại, kích cỡ... Trong khi đó, với nền sản xuất còn manh mún, doanh nghiệp Việt Nam không dễ dàng đáp ứng nhiều yêu cầu về hàng rào kỹ thuật, đồng nghĩa bỏ lỡ cơ hội hưởng ưu đãi về thuế quan.

Để khắc phục hạn chế, tận dụng tốt nhất cơ hội từ đối tác lớn và chất lượng cao này, cần sự định hướng, chỉ đạo từ phía nhà nước trong việc xây dựng một nền sản xuất chuyên nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần phổ biến, hướng dẫn, tổ chức tập huấn kiến thức cho doanh nghiệp xuất khẩu; bổ sung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật; cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư quốc tế...

 

TS LÊ QUỐC PHƯƠNG, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp
và Thương mại - Bộ Công Thương

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).