Đấu giá biển số xe trục trặc 3 thập kỷ: Lẽ ra đã thu được hàng chục ngàn tỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một chiếc KIA Sonet biển số 37A-999.99 vừa tháng trước đã được bán với giá 1,6 tỉ đồng. Có nghĩa rằng, người dân sẵn sàng trả trên dưới cả tỉ đồng cho một biển số đẹp.

 

Khoảng 1 tỉ đồng được trả cho chiếc biển số đẹp này. Ảnh: CP
Khoảng 1 tỉ đồng được trả cho chiếc biển số đẹp này. Ảnh: CP


Một series số, chẳng hạn từ 30A 000.01 đến 30A 999.99 có 12.186 số đẹp, chưa kể có khoảng 61.500 chủ phương tiện yêu cầu số theo ngày sinh, ngày cưới, số có ý nghĩa với cá nhân họ... Đây là tính toán của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh.

Trong một phiên thảo luận về Luật Quản lý tài sản công năm 2017, ông Cảnh cũng tính toán số tiền có thể thu được cho mỗi series 99.999 số là khoảng 1.639 tỉ đồng. Với việc đấu giá, chẳng hạn năm 2016 sẽ thu khoảng 5.000 tỉ, và “chưa kể đấu giá biển số xe máy”.

Cần phải mở ngoặc, giả định cho tính toán cho con số hàng ngàn tỉ này chỉ là “ví dụ 20 triệu đồng cho 1 (biển) số theo yêu cầu”.

Năm 2018, tính toán của ông Cảnh đã dự báo khoản thu tăng hơn gấp đôi: 12.000 tỉ đồng.

Giữa 5.000 tỉ và 12.000 tỉ là một khoảng cách. Và giữa giả định 20 triệu đồng “một biển số đẹp” năm đó và số tiền ngót tỉ đồng cho biển ngũ quý 9 thì vẫn là một khoảng trống: Khoảng trống quản lý, để những số đẹp cứ toàn “ngẫu nhiên” rơi vào siêu xe, với những đồn đoán tiêu cực.

Một khoảng trống tồn tại suốt 29 năm kể từ khi việc “cấp biển số tự chọn” được khởi xướng.

Tại sao lại suốt 29 năm việc đấu giá một “tài nguyên” vẫn trắc trở.

Có rất nhiều lý do, nhiều xung đột pháp lý, nhưng cái lý do “to” nhất là các dự thảo quy định về đấu giá biển số không cho người dân sở hữu biển số mà họ đã “mua”, đã “đấu giá” như một tài sản đáng lẽ phải có.

Có vẻ, cái nút thắt sở hữu này hôm qua đã được giải quyết khi trong dự thảo về đấu giá biển số, Bộ Công an đã đề xuất quy định ngay cả khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá vẫn được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu (biển số đi theo người).

Ai cũng thấy cái lợi từ việc đấu giá biển số: nhu cầu của dân được đáp ứng - bằng tiền; ngân sách sẽ thu được tiền, không hề nhỏ, và đấu giá biển số, cấp biển số có thu phí theo yêu cầu cũng chính là cách thức hữu hiệu nhất để phòng ngừa tiêu cực.

Năm 2008, trong phiên đấu giá đầu tiên ở Nghệ An, 10 biển số xe môtô và xe máy đã được đấu giá để thu về gần 2,4 tỉ đồng.

Còn năm nay, ngót tỉ đồng biển “ngũ quý chín” cho một chiếc ôtô được coi như một thứ “lộc lá” cho chủ xe.

Có lẽ 29 năm trì trệ cho một chính sách đúng, được ủng hộ... là quá đủ rồi.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dau-gia-bien-so-xe-truc-trac-3-thap-ky-le-ra-da-thu-duoc-hang-chuc-ngan-ti-1037661.ldo
 

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).