Góc nhìn phóng viên: Tình thương vượt lên nỗi sợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với tình thương yêu bệnh nhân cùng chuyên môn về tâm lý lâm sàng của mình, chị Hà đã vượt qua các trở ngại để đồng hành và chia sẻ với những F0 bị khủng hoảng tinh thần.

Tham gia tuyến đầu chống dịch khi mới tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 1 chỉ vỏn vẹn hai ngày và sức khỏe không được tốt, khi tình hình dịch bệnh lúc đó đang bùng phát căng thẳng tại TP.HCM…, chị Trương Thị Hồng Hà (ngụ tại TP.HCM; nhân vật trong bài viết Vợ chồng “bác sĩ tâm lý” thời dịch) đối diện nhiều nỗi sợ, nỗi lo từ gia đình và bản thân. Tuy nhiên, với tình thương yêu bệnh nhân (BN) cùng chuyên môn về tâm lý lâm sàng của mình, chị Hà đã vượt qua các trở ngại để đồng hành và chia sẻ với những F0 bị khủng hoảng tinh thần.
 

 Chị Trương Thị Hồng Hà hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Như Lịch
Chị Trương Thị Hồng Hà hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Như Lịch


Ngày đầu chưa quen mặc đồ bảo hộ và di chuyển nhiều, cùng lúc giúp đỡ một số ca F0 bị sốc tâm lý, chị Hà ngất xỉu trong khu vực điều trị của BN. Lần đó, chị tưởng rằng mình đã bị lây nhiễm, vì để cấp cứu kịp thời, nhân viên y tế buộc phải tháo khẩu trang và một số đồ bảo hộ của chị. Ở nhà, chồng con rất lo cho sự an toàn của chị. Cũng từ sự cố đó, nhiều người tưởng chị không đủ sức khỏe đảm đương nhiệm vụ…

Thực tế, sau hai tháng tình nguyện (từ 22.7 - 25.9), chị Hà trực tiếp tham gia hỗ trợ tâm lý cho hơn 300 BN Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 12. Chị còn tham vấn qua điện thoại cho một số ca F0 tại Bệnh viện dã chiến số 8 cũng như những BN bị di chứng hậu Covid-19. Bên cạnh niềm vui giúp cho BN vượt qua khủng hoảng, chị Hà cũng từng bật khóc xót xa trước sự ra đi của những trường hợp bệnh trở nặng đột ngột hoặc do trầm cảm kéo dài…

Dịch bệnh chưa dừng lại, chị Hà cùng chồng là TS Ngô Xuân Điệp - Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, tiếp tục tham gia chương trình “Vắc xin tinh thần” (do hiệu trưởng nhà trường phát động từ tháng 9), nhằm hỗ trợ miễn phí sức khỏe tinh thần cho người dân trong đại dịch Covid-19.

Còn nhớ giai đoạn chúng tôi cùng làm tình nguyện viên, ở chung phòng trong Bệnh viện dã chiến số 12, chị Hà thường bày tỏ lòng ngưỡng mộ với những người không ngại hiểm nguy dấn thân phục vụ cộng đồng, trong đó có đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu. Tôi tin, lời chị chia sẻ với tôi rằng “Nỗi khát khao được phục vụ con người trong em lớn lắm” là xuất phát từ trái tim chân thành của chị.

 

Theo NHƯ LỊCH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).