"Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ" hay "thánh lừa" tiền bạc của người mê tín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều nhóm tự xưng "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" tổ chức hoạt động khắp nơi, gây ra bao nhiêu đau khổ cho biết bao gia đình, nhưng vẫn còn nhiều người mê muội đi theo.

 

Một đối trượng trong nhóm sinh hoạt “Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ” trái phép. Ảnh: CA
Một đối trượng trong nhóm sinh hoạt “Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ” trái phép. Ảnh: CA



Ngày 10.9, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa phát hiện một nhóm sinh hoạt “Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ” trái phép có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, thu giữ nhiều tài liệu có liên quan.

Lại thêm một nhóm lừa đảo mang danh tôn giáo. Theo thông tin ban đầu, nhóm người này từ các tỉnh phía Bắc vào thuê phòng trọ để hoạt động. Họ chẳng làm gì ngoài việc đi lừa, nhưng mang vỏ bọc là kinh doanh.

Thực ra thì họ cũng kinh doanh, nhưng kinh doanh một thứ tôn giáo lừa đảo. Đồ nghề của họ là cuốn Kinh Thánh và mấy chiêu ru ngủ những người u mê. Cách thức dụ dỗ, lôi kéo tín đồ cũng một bài y như những nhóm "Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ" khác, đó là sống cho riêng mình, từ bỏ gia đình, không thờ cúng tổ tiên,

Vậy mà vẫn có nhiều người tin và đi theo, như cha ông ta gọi là bị "bùa mê thuốc lú".

Trong bài "Đi theo cái gọi là “Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ” là mê tín", Báo Lao Động khẳng định đây là tà giáo và phân tích rằng, chỉ có tà giáo mới tuyên truyền cho “tín đồ” đập bỏ bát hương, bàn thờ, không thờ cúng tổ tiên, ông bà; bỏ chồng con, bỏ bê công việc, học hành, mang tiền đi phụng sự tổ chức, gây chia rẽ trong gia đình, dòng họ…

Nhưng không chỉ thế, những người đi tuyên truyền cái gọi là tôn giáo này nhằm mục đích kiếm tiền. Họ là những người lười lao động, ngồi không, dùng chiêu thức lừa đảo qua hình thức tôn giáo. Họ mới xứng danh "thánh lừa".

Những "tín đồ" đi theo họ tán gia bại sản vì bị dụ dỗ. Ban đầu thì tổ chức tôn giáo thu tiền tháng, dần dần khi "con mồi" đã dính bẫy, "say thuốc" thì bị moi cho hết của cải. Khi đã mê muội rồi, vợ con còn bỏ, thì tiền bạc của cải có ý nghĩa gì.

Ban đầu, họ đưa ra quy định, người theo đạo hàng tháng phải đóng góp 1/10 thu nhập và phải có trách nhiệm đi truyền đạo cho người khác. Mục đích của truyền đạo theo kiểu rỉ tai, nhân rộng mô hình hay "bán hàng tôn giáo đa cấp" thì quá rõ, càng đông "tín đồ" thì tiền thu càng nhiều.

Pháp luật sẽ xử lý nhóm "thánh lừa" này, nhưng còn nhiều nhóm khác vẫn hoạt động khắp nơi. Tự mỗi người phải nhận thức đó là băng lừa đảo để không tham gia và tố cáo với công an. Còn nếu không, vẫn cứ u mê ám chướng đi theo thì trời cũng không cứu được.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/hoi-thanh-duc-chua-troi-me-hay-thanh-lua-tien-bac-cua-nguoi-me-tin-952240.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).