Lan tỏa nguồn năng lượng tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, câu chuyện một nữ bác sĩ (BS) vắt sữa của mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi đang điều trị bệnh Covid-19 đã làm nhiều người rất xúc động.
 

Hình ảnh nữ bác sĩ lấy sữa của mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi- ẢNH: NVCC
Hình ảnh nữ bác sĩ lấy sữa của mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi- ẢNH: NVCC


Nữ BS Phạm Thị Thanh Thúy (30 tuổi), làm việc tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Trưng Vương (TP.HCM) chính là người đã vắt sữa của mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi nhiễm Covid-19 khi bệnh nhi này đang được điều trị cùng anh trai 2 tuổi và cha. Mẹ của bệnh nhi vì bệnh trở nặng, đang được điều trị Covid-19 tại một BV khác, nên bé phải tạm xa dòng sữa mẹ.


Từ ngày BV Trưng Vương chuyển công năng thành nơi tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân Covid-19, BS Thúy đã phải ở lại BV 1 tháng. Tạm xa con trai hơn 10 tháng tuổi còn chưa cai sữa, những ngày ở lại BV, sữa nhiều làm căng tức ngực, chị đành phải vắt sữa của mình bỏ đi. Khi nhìn bệnh nhi gần bằng tháng tuổi con trai mình khóc đòi sữa mẹ, cũng là một người mẹ, BS Thúy không khỏi xót xa, chạnh lòng. Chị đã vắt sữa của mình rồi để dành mang sang cho bé. Còn người cha của bé, do bệnh diễn tiến nặng phải thở ô xy nên không thể chăm sóc được hai con; các BS tại đây vừa nỗ lực điều trị cho người cha, vừa thay phiên nhau để thay tã, tắm rửa cho 2 bé.

Phía sau những nỗ lực, kiên cường, dành hết tấm lòng cho bệnh nhân, các BS không chỉ mang trên vai nhiệm vụ chống dịch, họ còn có gia đình và cũng là những người cha, người mẹ. Như BS Thúy, chị còn thấy ở bệnh nhi 7 tháng tuổi hình ảnh của con mình, hình ảnh đứa bé “chưa dứt được sữa mẹ, đã phải tạm xa mẹ”.

Trong những ngày này, TP.HCM dồn dập các ca nhiễm Covid-19 khiến nhiều người không khỏi bi quan. Câu chuyện BS Thúy vắt sữa mình cho bệnh nhi 7 tháng tuổi như lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, giúp phần nào xóa đi những ưu phiền, bĩ cực trong cơn đại dịch. Đó không chỉ là sự đồng cảm về tình mẫu tử, mà còn là sự san sẻ giữa đội ngũ y BS đối với bệnh nhân Covid-19 như câu “lương y như từ mẫu”.

Theo Song Mai (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).