Vượt qua COVID-19, cần một cộng đồng kỷ luật và một xã hội hy sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính đến 12h ngày 10.5: Việt Nam có tổng cộng 2.012 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27.4 đến nay là 442 ca.

 

Xét nghiệm COVID-19 xuyên đêm tại xã Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh). Ảnh: PV.
Xét nghiệm COVID-19 xuyên đêm tại xã Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh). Ảnh: PV.


Tính từ 6h đến 12h ngày 10.5: 32 ca mắc mới, trong đó có 01 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, còn lại 31 ca trong cộng đồng.

Con số người nhiễm sẽ chưa dừng lại, nhưng đừng vì thế mà căng thẳng, nhìn thấy một sự u ám.

Khi đợt dịch COVID-19 mới tấn công Campuchia, Lào, và đặc biệt là "sóng thần" ập xuống Ấn Độ, Việt Nam tung hết các lực lượng để phòng thủ.

Chúng ta không dám tuyên bố là sẽ giữ được tất cả các phòng tuyến từ bên trong đến bên ngoài, dự đoán trước có thể bị lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng tự tin sẽ khoanh vùng dập dịch và kiểm soát được như những lần trước.

Thực tế đã diễn ra đúng như dự đoán, cho nên không việc gì phải mất bình tĩnh, hoang mang sợ hãi dẫn đến những quyết định cực đoan. Tất nhiên, lúc này phải tập trung cao độ để dập dịch, sự tập trung không phải là sợ hãi mà là chủ động, quyết tâm và áp dụng các biện pháp phòng dịch khoa học.

Cùng với sự tập trung tối đa, chúng ta cần thêm hai nguồn sức mạnh khác để vượt qua đại nạn, đó là một cộng đồng kỷ luật và một xã hội hy sinh.

"Giặc" đã vào nhà rồi mà nhiều người còn chủ quan, không đeo khẩu trang nơi công cộng, vẫn tập trung đông người chơi bời như không có chuyện gì xảy ra. Tối ngày cuối tuần 9.5, phóng viên Lao Động ghi nhận hàng trăm người dân đổ về các điểm vui chơi ở TPHCM khiến những khu vực này trở nên đông đúc, vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19 của UBND TPHCM.

Đã có chỉ đạo của Thủ tướng về trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng một số địa phương vẫn không chấp hành nghiêm. Một số cán bộ của các địa phương như Hải Phòng, Yên Bái, Vĩnh Phúc vừa bị phê bình, kỷ luật đình chỉ công tác.

Và chúng ta cần sự hy sinh thực sự.

Các lực lượng tuyến đầu, đó là y bác sĩ đang âm thầm chống dịch, chăm lo cho bệnh nhân, căng mình ở các ổ dịch khắp nơi. Đó là sự hy sinh.

Bộ đội biên phòng bất kể ngày đêm, tuần tra khắp các vùng biên giới, canh giữ không cho nhập cảnh trái phép. Đó là sự hy sinh.

Cán bộ chính quyền, công an từ tỉnh đến phường xã, cũng ngày đêm lăn lóc chống dịch, trăm công nghìn việc không tên. Đó là sự hy sinh.

Bộ đội tập trung lo cho người cách ly ăn uống, sinh hoạt, xem đó là nhiệm vụ với dân với nước. Đó là sự hy sinh.

Doanh nghiệp, người làm ăn buôn bán, chịu thiệt thòi vì dịch bệnh, chấp hành quy định của chính quyền, phải đóng cửa, phải bị cách ly khi trong khu phố có ca nghi lây nhiễm. Đó là sự hy sinh.

Mỗi công dân, bỏ đi những thói quen thường ngày, hạn chế ra đường, sinh hoạt đúng quy định về an toàn phòng dịch, đó cũng là sự hy sinh.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/vuot-qua-covid-19-can-mot-cong-dong-ky-luat-va-mot-xa-hoi-hy-sinh-907635.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).