Thu hồi xe máy cũ nát- những "bát nhang di động": Thà đốt lên một que diêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với 2,5 triệu xe máy cũ nát, Hà Nội chẳng hạn - đang hứng chịu 2,5 triệu “bát nhang di động” toả khói mỗi ngày mà cứ chậm thu hồi ngày nào thủ đô hứng chịu tai hoạ ngày đó.

 

TP HCM: Khi ô nhiễm có thể nhìn thấy bằng mắt. Ảnh: Minh Quân
TP HCM: Khi ô nhiễm có thể nhìn thấy bằng mắt. Ảnh: Minh Quân



Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.

Trong số các biện pháp, Bộ này đề nghị Hà Nội và TP HCM thực hiện thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường.

Xe cũ nát đối với Hà Nội và TP HCM từ lâu đã thật sự là một vấn nạn mà cách người dân gọi chúng - những “bát nhang di động”- chính là một biểu hiện cho thái độ và sự đồng thuận của dân đối với việc dẹp bỏ.

Năm 2018, con số 2,5 triệu phương tiện cũ nát đã được Hà Nội đặt ra trong đề án thu hồi xe cũ nát. Khi ấy, đã có những con số báo động được công bố, thực sự gây lo ngại khi mà ô nhiễm đô thị chủ yếu - chiếm từ 70% - do sự hoạt động của các loại xe cơ giới sử dụng nguyên liệu hoá thạch. Khi ấy, xe cũ nát, quá đát được nhìn nhận như một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đô thị ở mức độ nghiêm trọng.

Khi đó, cũng có những đợt ra quân xử lý xe quá niên hạn.

Nhưng rồi vì nhiều nguyên nhân, chương trình đổi xe cũ lấy xe mới ấy đã chưa thể thực hiện được.

Còn việc xử lý “bát nhang di động”, sau những ra quân thì đâu lại vào đó, y như “bắt cóc bỏ đĩa” vậy.

Đúng là việc thu hồi xe cũ nát ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư khi chiếc xe đối với họ không chỉ là “đôi chân” mà còn là sinh kế.

Nhưng những báo động liên tục về ô nhiễm không khí đặc biệt ở hai thành phố lớn trong đó có nguyên nhân không nhỏ từ xe cũ nát cho thấy chúng ta không thể chần trừ thêm được nữa.

Bởi suy cho cùng, chiếc xe cũ nát, chiếc bếp than tổ ong, hay sinh kế của một bộ phận không thể là cái giá để đánh đổi sức khoẻ của người dân nói chung.

Nếu việc thu hồi xe cũ nát có “vấn đề xã hội”, có “dư luận trái chiều” thì giải pháp cho nó là tìm cách tháo gỡ dư luận, là có giải pháp “đổi cũ lấy mới” để không ảnh hưởng đến dân sinh. Chứ không phải là thôi, là kệ, là ngừng, là bỏ, là để tồn tại hàng triệu “bát nhang di động” thản nhiên đầu độc cuộc sống người dân mỗi ngày mỗi giờ.

Có câu thà đốt một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối. Hy vọng là sau đề nghị của Bộ Tài nguyên và môi trường, Hà Nội và TP HCM tái khởi động các đề án xử lý phương tiện cũ nát.

Bởi điều nguy hiểm, không phải là làm đúng hay sai mà là việc chúng ta không làm gì đặng cải thiện tình trạng ô nhiễm đang được báo động đỏ mỗi ngày.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/thu-hoi-xe-may-cu-nat-nhung-bat-nhang-di-dong-tha-dot-len-mot-que-diem-867650.ldo
 

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).