Luật không thể làm ra để… giải trí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở ta, có “hình phạt 200k”, để rồi thủ phạm giỡn chơi nạn nhân. Có những chế tài - nghe thì ghê gớm nhưng chẳng phạt được ai. Cứ như...

Có một quy định từng trở thành trend về sự hài hước, ấy là chế tài: Phạt tới 5 triệu đồng sếp nào để nhân viên uống bia rượu trong giờ làm việc.

Quy định này có hiệu lực từ 15.11 theo Nghị định 117. Nhưng đến giờ, và chắc luôn cả trong tương lai, nó sẽ vẫn cứ “nằm ịch ở đó” vì thực tế là chẳng phạt được ai cả.

Không phạt được không phải vì không vi phạm - nhiều là khác. Không phạt được chỉ vì chúng ta không phạt. Có muốn cũng không thể phạt, thế thôi.

Cũng hài hước y chang là quy định phạt tiền hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia rượu.

Hôm nọ, có vị Giám đốc bệnh viện, lại còn là Viện Nhi từng xác nhận: Từ trước đến nay, chúng tôi chưa xử phạt được trường hợp nào hút thuốc lá trong bệnh viện.

Nói về Nghị định 117, vị giám đốc cũng nói thật: Có nhiều chế tài đấy nhưng để thi hành không đơn giản chút nào... bởi rất dễ xảy ra xung đột.

Nhìn lại những con số thống kê thì sau 5 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, số tiền xử phạt chỉ... 700 triệu đồng. 700 triệu, nếu trừ các đợt thanh kiểm tra kiểu “ra quân” của các bộ ngành địa phương, trừ số tiền phạt các cơ sở vi phạm thì việc xử phạt các cá nhân chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Câu hỏi tại sao - cho sự bất lực - không khó để trả lời. Là vì thanh tra y tế, lực lượng chức năng có khi chỉ 3 người mỗi địa phương. Là vì việc xử phạt hầu như không thực hiện được.

Năm 1994, thế giới từng dồn mọi sự chú ý tới Singapore khi nhà chức trách nước này tuyên phạt thanh niên người Mỹ Michael Fay 6 roi mây vì bị kết tội phá hoại xe hơi và tài sản công.

Tổng thống Mỹ, bấy giờ là Bill Clinton - đã nỗ lực tìm mọi cách tác động để Fay không bị đánh. Tuy nhiên, dù giảm hình phạt xuống còn 4 roi, chính quyền Singapore vẫn nhất quyết không xóa bỏ hình phạt đánh roi với Fay.

Lý luận rất đơn giản: Luật làm ra không phải để đùa.

Dù bị phản đối vì sự khắc nghiệt của hình phạt, giới chức Singapore vẫn cho rằng: Hình phạt tiền không có tác dụng vì một số người sẵn sàng nộp tiền sau khi phạm tội, trong khi đó, hình phạt roi sẽ khiến người ta phải chừa vì sợ hãi. Và khiến những người khác chùn tay.

Cây roi mây, lý luận “Luật không phải để đùa” ở Singapore chính là cái mà chúng ta đang thiếu. Bởi tư duy ban hành cho có, tăng kịch khung mức phạt tiền, trong khi chẳng phạt được ai - sẽ chỉ duy nhất có tác dụng giải trí mà thôi.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/luat-khong-the-lam-ra-de-giai-tri-858871.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.