Đại học Đông Đô phải trả lại tiền cho người bị lừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có những người đi học văn bằng 2 tiếng Anh ở Trường Đại học Đông Đô là bỏ tiền đi mua bằng. Nhưng có nhiều người là đi học thực sự, họ là nạn nhân của một tổ chức lừa đảo.

 


Sau vụ đổ bể việc mua bán bằng ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Đông Đô, nhiều học viên của trường này viết đơn đề nghị nhà trường trả lại tiền mà họ đã đóng học phí.

Trên thực tế, có nhiều học viên vào học từ các khóa 2017, 2018, 2019, họ hoàn toàn không biết Trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ GDĐT cho phép đào tạo văn bằng 2 theo quy định tại Quyết định số 22 của Bộ trưởng GDĐT quy định về cấp bằng đại học thứ hai.

Một thực tế khác, nhiều học viên vào trường với mục đích mua bằng, phục vụ cho mục đích cá nhân, thăng quan tiến chức hoặc làm thạc sĩ, tiến sĩ. Cơ quan điều tra đã làm rõ, lãnh đạo của trường này đã cấp 193 văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Tiếng Anh giả (không qua đào tạo, tuyển sinh, thi cử).

Nhưng cũng có những người nộp tiền đi học tiếng Anh vì mục đích học tập, cũng có người muốn có bằng cử nhân tiếng Anh, phải đi học nghiêm túc. Các mục đích của họ đặt ra đều tan hoang sau khi hiệu trưởng nhà trường bị bắt từ năm 2019.

Lúc vụ mua bán bằng bị đổ vỡ, học viên biết được Trường Đại học Đông Đô chưa được phép đào tạp văn bằng hai, nhưng nhà trường vẫn không dừng lại, tiếp tục "dụ dỗ" học viên. Tất nhiên, ai cũng thừa biết rằng tấm bằng cử nhân tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô không còn chút giá trị sử dụng trên thị trường, thậm chí cầm tấm bằng này thêm xấu hổ, nên chẳng ai mặn mà tiếp tục theo đuổi.

Vậy thì, vấn đề đặt ra ở đây là chuyện tiền bạc.

Đối với những người bỏ tiền ra mua đứt cái bằng và không cần học hành thi cử, thì coi như thỏa thuận giữa bên bán và bên mua đã xong. Người mua cũng biết đó là đồ giả, nhưng họ mua vì mục đích của họ là lấy giả để đi đổi quyền lợi thật. Với những người này, cuộc mua bán với Trường Đại học Đông Đô coi như sòng phẳng, việc bị lộ tẩy là rủi ro của hai bên.

Đối với những người bỏ tiền ra đi học lấy văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của Đại học Đông Đô, họ chưa có bằng, sai phạm của trường bị phát hiện, vậy thì họ trở thành nạn nhân.

Hiện nay không ai "thèm" học văn bằng 2 ngôn ngữ Anh Đại học Đông Đô. Thậm chí kể cả các ngành học khác. Một sự thất tín là vạn sự thất tin.

Hiện nay dù có học thật thì cũng không ai tin bằng cử nhân của Đại học Đông Đô.

Vậy thì, những người là nạn nhân của vụ lừa đảo này phải được bảo vệ quyền lợi. Trước mắt, nhà trường phải trả lại tiền học phí mà họ đã nộp.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dai-hoc-dong-do-phai-tra-lai-tien-cho-nguoi-bi-lua-861273.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).