Đưa tiền cho thanh tra xây dựng, đòi lại có được không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiền đưa cho thanh tra, vì bị ép, vì bị dọa dẫm, hay vì có sai phạm nên mua sự im lặng? Làm cho rõ rồi hãy đòi lại tiền. Hoặc cũng có thể là đưa hối lộ.



Vụ Nguyễn Thị Kim Anh lợi dụng hoạt động thanh tra lấy tiền của doanh nghiệp đã được cơ quan điều tra làm rõ và có kết luận ban đầu.

Tổng số tiền các bị can đã chiếm đoạt, thu lợi bất chính từ hoạt  động thanh tra ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là hơn 2 tỉ đồng. Trong đó, số tiền các bị can chiếm đoạt là hơn 1,3 tỉ đồng; số tiền thu lợi bất chính là gần 750 triệu đồng.

Các bị can phải chịu trách nhiệm hình sự về số tiền chiếm đoạt của các doanh nghiệp.

Thanh tra các dự án con con, đã thu chừng đó tiền. Đối với các công trình tiền tấn, không biết quan thanh tra sẽ trục lợi như thế nào nếu như có lòng tham.

Về vụ ở Vĩnh Phúc, tạm ghi nhận con số ban đầu này, và tất nhiên phải có người đưa thì các quan thanh tra mới nhận. Ai đưa?

Có 49 cá nhân đã đưa và nay đề nghị trả lại số tiền từ vài triệu đồng đến gần 100 triệu đồng. Trong số 49 người đề nghị trả lại tiền, có tới hơn 10 người đề nghị trả lại từ 50 triệu đồng trở lên.

Các cá nhân này là đại diện các doanh nghiệp, đã đưa tiền cho cán bộ thanh tra. Vì sao đưa?

Vì bị ép, vị bi dọa dẫm, và các doanh nghiệp muốn được yên thân để còn làm ăn lâu dài nên cắn răng đưa tiền. Nhưng cũng có thể do làm ăn gian dối, có sai phạm, bị thanh tra phát hiện, nên đưa tiền mua sự im lặng.

Vậy thì, phải làm rõ hành vi chiếm đoạt hay hành vi đưa và nhận hối lộ. Chiếm đoạt là một bên sai phạm, đưa và nhận hối lộ là cả hai phía. Luật pháp là phải thẳng ngay.

Nếu có dấu hiệu đưa hối lộ thì phải làm rõ. Đưa hối lộ là hành vi vi phạm pháp luật, phải chịu trách nhiệm hình sự, sao có thể đòi tiền hối lộ lại được.

Làm gì có chuyện đưa hối lộ để được bỏ qua sai phạm, sau khi mọi việc bung bét thì đòi nhận lại tiền. Vậy thì còn chi công bằng, còn gì luật pháp. Và như vậy sẽ không đủ sức răn đe các trường hợp đưa hối lộ khác.

Cho nên, phải làm cho rõ từng trường hợp trong 49 trường hợp đưa tiền. Người nào đưa tiền vì bị ép buộc, người nào "đưa hối lộ", nếu có phải xử lý theo pháp luật.

Đừng vì lấy việc khởi tố các cán bộ thanh tra rồi đổ hết "tội" cho họ, rồi lấy tội của họ khỏa lấp sai phạm của mình.

Thử đặt câu hỏi, nếu doanh nghiệp không sai phạm, thì thanh tra có ép cũng không dễ.

Cũng có thể cả 49 trường hợp đều vì sợ thanh tra nên phải cống nạp, nếu chính xác như vậy thì trả lại tiền cho họ. Đó là đồng tiền mồ hôi nước mắt của doanh nghiệp.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dua-tien-cho-thanh-tra-xay-dung-doi-lai-co-duoc-khong-816140.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).