Thật đáng hổ thẹn với cụ bà Đỗ Thị Mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ bàn giải pháp tiếp tục phòng, chống COVID-19 ngày 15.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, chính quyền các cấp không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ, nếu phát hiện ra trường hợp ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ sẽ xử lý nghiêm, không kém gì trường hợp gian lận.

 

Trường hợp cán bộ làm mẫu đơn từ chối không nhận tiền hỗ trợ, rồi đề nghị người dân ký vào, xảy ra ở thôn Hạnh Phúc, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Các hộ nghèo, cận nghèo là cùng đường rồi, cán bộ lại cam tâm ép họ không nhận tiền hỗ trợ.

Cũng có thể có ai đó từ chối không nhận tiền hỗ trợ, nhưng phải do họ tự nguyện, không thể ép buộc. Những hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách được Chính phủ hỗ trợ thì không ai được quyền ngăn cản. Xét cho cùng, đó cũng là phá hoại chính sách tốt đẹp của Chính phủ, là tạo ra sự bất công xã hội.

Nhưng còn một loại cán bộ khác, làm sai theo cách ngược lại, là cho hộ không nghèo hưởng chế độ hỗ trợ.

Nhiều người trong gia đình ông  Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa thuộc diện cận nghèo. Các thành viên gia đình ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch MTTQ xã thuộc hộ cận nghèo. Bí thư Đoàn xã Thiệu Thành Nguyễn Thị Giảng có chồng và hai con gửi vào hộ cận nghèo của gia đình khác.

Các cá nhân trên đều cho rằng họ bị cán bộ thôn đưa vào danh sách nhận hỗ trợ, thậm chí còn đến nhà vận động đưa vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

Kể ra cũng “oan ức” như trường hợp con cán bộ lãnh đạo bị kẻ xấu “gắp điểm bỏ tay người”. Lãnh đạo không biết vì sao con mình được người khác nâng điểm, còn trong trường hợp này thì không biết vì sao gia đình mình lọt vào danh sách nghèo, cận nghèo.

Cũng có thể bị hàm oan, bị “gắp tiền hỗ trợ bỏ tay người”, nhưng giấy trắng mực đen, rất khó để giải thích cho thông suốt.

Cũng giống như câu chuyện đàn dê 12 con đi lạc vào nhà bí thư huyện ở Thanh Hóa, bò đi nhầm vào nhà trưởng bản ở Sơn La.

Từ chuyện này, chợt nhớ đến câu chuyện cụ bà Đỗ Thị Mơ, 83 tuổi, đạp xe từ nhà lên Ủy ban xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa hơn 1km để xin thoát nghèo. Cụ nói: “Bà già ở một mình thoải mái, thích ăn gì thì ăn, thích tiêu gì thì tiêu, đất rộng mấy sào, nghèo là nghèo răng”.

Thật đáng hổ thẹn với cụ bà Đỗ Thị Mơ.

Cán bộ lo việc dân phải làm đúng, phải tránh xa “trước cám dỗ”. Ép người nghèo không nhận tiền hoặc đưa cá nhân và gia đình vào danh sách hưởng tiền hỗ trợ đều phải xử lý.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/that-dang-ho-then-voi-cu-ba-do-thi-mo-806083.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).