Răn đe hành vi "mượn gió bẻ măng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, hiện chưa có quy định, hướng dẫn nào về chế độ nghỉ đối với người lao động bị cách ly vì nghi nhiễm virus nCoV. Tính đến nay, Việt Nam đã có 12 ca nhiễm nCoV. Điều này đang khiến cho cả người sử dụng lao động và người lao động lúng túng, không biết nên giải quyết như thế nào.

 

Rất khó nói người lao động bị cách ly hiện nay được xếp vào trường hợp nghỉ việc vì lý do gì: không phải việc chung, không phải việc riêng, ốm đau bệnh tật cũng không hẳn; trong khi pháp luật về lao động chưa có hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề này. Đó là chưa kể, học sinh, nhất là các cháu nhỏ, đang được nghỉ học dài ngày, cần được phụ huynh trông coi, nên có một bộ phận người lao động bắt buộc phải nghỉ việc tạm thời hàng tuần liền. Về phía chủ doanh nghiệp, theo lý mà nói, họ có quyền đánh giá kỷ luật, trừ lương hay thậm chí sa thải người lao động vì nghỉ làm không có lý do. Thế nhưng về tình, phải chăng có thể coi đây tương tự như trường hợp người lao động bị ốm đau? Nghĩa là trong thời gian người lao động nghỉ việc, chủ doanh nghiệp chi trả một phần lương theo thỏa thuận giữa hai bên.

“Ngay cả trong Bộ luật Lao động mới nhất, sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2021 tuy đã có nhiều nội dung, quy định về chế độ đối với người lao động khi có dịch bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng, nhưng vẫn còn lỗ hổng, ví dụ như việc nghỉ làm nói trên”, ông Trương Thanh Đức nhấn mạnh và đề xuất Thủ tướng hoặc cơ quan có thẩm quyền ra văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp dịch bệnh như hiện nay. Tuy nhiên, cần phân biệt 2 trường hợp: cách ly bắt buộc và cách ly tự nguyện. Đối với trường hợp cách ly bắt buộc, thì ai phải chịu chi phí ăn ở cho người lao động, giờ giấc làm việc (nếu có), tiền lương, kể cả bảo hiểm? Đối với cách ly tự nguyện, đây là việc rất có lợi và cần thiết cho xã hội, vì vậy chủ doanh nghiệp nên coi đây là trường hợp nghỉ có lý do chính đáng chứ không phải là nghỉ việc vô tổ chức.

Bên cạnh câu chuyện chế độ lao động, tình trạng tăng giá quá đáng đối với một số mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn cũng đang được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau. Hành động “rủ nhau” không bán khẩu trang vừa trái đạo đức, vừa vi phạm pháp luật (có thể bị xử lý 10% tổng doanh thu năm 2019 hoặc xử lý hình sự). Song, muốn để cho người bị xử phạt vì bán khẩu trang giá cao đột biến thực sự “tâm phục khẩu phục”, các quy định cần rõ ràng hơn.

Theo luật gia Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), hành vi “tăng giá hàng hóa bất hợp lý” đang được điều chỉnh trong pháp luật hiện hành cần được cụ thể hơn: “bất hợp lý” so với giá hàng ngày hay bất hợp lý so với giá nhập và tăng đến mức nào thì đến ngưỡng “bất hợp lý”. Tương tự, cùng với dịch nCoV, đã có hàng trăm trường hợp tung tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận, bị nhắc nhở, cảnh cáo. Việc xử phạt các loại tung tin, đồn đại, bịa đặt thất thiệt về dịch rất cần được cụ thể hóa và phổ biến rộng rãi để ngăn chặn ngay từ đầu những ý đồ xấu.

Quả thực, có rất nhiều vấn đề pháp lý nảy sinh liên quan đến tình trạng dịch bệnh. Về lâu dài, một đạo luật về tình trạng khẩn cấp là cần thiết để pháp điển hóa các quy định liên quan trong nhiều lĩnh vực, thuận tiện cho việc xử lý mạch lạc, công bằng và có tính răn đe đối với các hành vi “mượn gió bẻ măng”.

 

Theo ANH THƯ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.