Rcơm Bus: Thanh niên đa tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại nhiều sự kiện văn hóa diễn ra trong tỉnh gần đây, có một nghệ nhân Jrai gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách bằng vẻ đẹp khỏe khoắn và khả năng diễn tấu cồng chiêng cũng như các loại nhạc cụ dân tộc. Đó chính là Rcơm Bus, 20 tuổi, thành viên đội cồng chiêng làng Pleiku Roh (TP. Pleiku). 
Nghệ nhân Rcơm Bus nổi bật trong số 30 thành viên của đội cồng chiêng nhờ mái tóc dài đậm chất phiêu lãng, bộ trang phục truyền thống thu hút và phong cách diễn tấu đầy tự tin. Ở chàng trai Jrai này bật lên nét hoang mộc kỳ lạ, rất Tây Nguyên. Phần trình diễn đặc sắc của đội cồng chiêng làng Pleiku Roh với “hạt nhân” là Rcơm Bus đã gây sự chú ý rất lớn với khán giả và “hút” ống kính của các nhiếp ảnh gia. Điều này lý giải vì sao đội cồng chiêng làng Pleiku Roh thường được chọn tham gia các sự kiện lớn, gần đây nhất là Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất và chương trình “Gặp gỡ Gia Lai-Nhật Bản”. Hoàn toàn bị chinh phục bởi phần trình diễn của cả đội, ca sĩ đến từ đất nước “mặt trời mọc” Inoue Keiichi thốt lên: “Lần đầu tiên tôi được nhìn ngắm trang phục và thưởng thức phần trình diễn của các nghệ nhân Jrai. Phải nói là rất thú vị!”. 
Rcơm Bus biểu diễn tại Ngày hội Văn hoá các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Rcơm Bus biểu diễn tại Ngày hội Văn hoá các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Trò chuyện với P.V, Rcơm Bus cho biết: Anh tham gia đội cồng chiêng từ năm 12 tuổi. Khi đó, nhận thấy Bus có năng khiếu văn nghệ nên nghệ nhân Siu Thưm-Đội trưởng-đã dày công dìu dắt. Với khả năng cảm âm trời phú, chỉ một thời gian ngắn, Bus đã biết diễn tấu cồng chiêng. Tiếp nối nhịp nhàng dòng chảy truyền thống, chỉ cần nghe qua vài lần là Bus đã có thể hòa cùng cả đội chơi những bài chiêng như Pơ thi, Mừng lúa mới, Mừng nhà rông mới… Dần dà, anh bắt đầu chinh phục thêm các loại nhạc cụ dân tộc như: klông pút, t’rưng, ting ning, k’ni. Chỉ cần khoảng 1 tuần học hỏi là Bus đã tìm ra cách khiến những thanh âm từ tre nứa cất lời, như gió reo, suối chảy. Riêng cây sáo, tuy không phải là nhạc cụ đặc trưng của đồng bào Jrai nhưng Bus cũng rất thích. “Khi thổi sáo, mình thấy lòng thật yên tĩnh, nên mỗi lúc buồn thường mang sáo ra chơi”-Bus cho hay. Ngay cả các nhạc cụ như guitar, trống cũng không “làm khó” Bus được lâu.
Chia sẻ về học trò ruột, Đội trưởng Siu Thưm tự hào cho biết, Bus là nghệ nhân trẻ đa tài nhất đội cồng chiêng làng Pleiku Roh. Do vậy, ngoài các sự kiện trong tỉnh, anh còn giới thiệu để Bus tham gia nhiều hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa-văn nghệ ở các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa nhằm quảng bá về văn hóa dân tộc. Như cánh chim trời tự do hay ngọn gió lang thang trên thảo nguyên, Bus cũng rất thích được đi đây đi đó, kể cho mọi người nghe những câu chuyện tinh tế bằng âm nhạc cồng chiêng, bằng tiếng đàn của dân tộc, buôn làng mình.
Rcơm Bus (bìa phải) là nghệ nhân trẻ đa tài, nhiệt huyết. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Rcơm Bus (bìa phải) là nghệ nhân trẻ đa tài, nhiệt huyết. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Đến giờ, nghệ nhân Rcơm Bus không nhớ nổi mình đã được trao tặng bao nhiêu giấy khen, bằng khen của các cấp, ngành. Anh bày tỏ: “Mình rất vui khi được tham gia biểu diễn tại các sự kiện, từ đó càng thêm tự hào về văn hóa dân tộc”. Sở hữu những lợi thế lớn về ngoại hình và tài năng nên không lạ khi du khách thi nhau xin chụp ảnh lưu niệm chung với anh. Các nhiếp ảnh gia cũng tanh tách bấm máy, bắt trọn khoảnh khắc xuất thần của nghệ nhân trẻ tuổi cùng nụ cười tỏa nắng. Trong thời gian diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất (từ ngày 19 đến 20-4-2022), Bus nhận được sự chú ý khá lớn khi chân dung anh xuất hiện trên nhiều trang mạng xã hội.  
Nhận xét về nghệ nhân Rcơm Bus, anh Thịnh Thương Tín-Bí thư Đoàn phường Yên Đổ-nhanh chóng liệt kê các ưu điểm: Ngoài những sự kiện văn hóa-văn nghệ do các cấp tổ chức, anh Bus còn sẵn sàng tham gia các hoạt động thể thao khi phường điều động như thi chạy việt dã. Là chiến sĩ dân quân phường, Bus cũng không ngại khó tham gia vận chuyển thực phẩm, phân phát quà… đến người dân vào thời điểm làng Pleiku Roh tạm thời bị phong tỏa để phòng-chống dịch Covid-19 vừa qua. “Anh Bus là một nghệ nhân trẻ đa tài, có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc, đồng thời có tinh thần vì cộng đồng rất cao. Anh xứng đáng là điển hình của thanh niên vùng dân tộc thiểu số”-Bí thư Đoàn phường khẳng định.
Từng được tận tình dìu dắt nên nghệ nhân Rcơm Bus luôn nuôi mơ ước truyền lại tình yêu với văn hóa dân tộc cho các em nhỏ trong làng. Anh cho hay: “Tới đây, thầy Thưm sẽ rà soát lại số em có năng khiếu về văn hóa-văn nghệ để truyền dạy miễn phí cách diễn tấu cồng chiêng, cách chơi các loại nhạc cụ dân tộc. Mình sẽ tham gia cùng với thầy”.   
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.